Phụ huynh thu giữ hết tiền lì xì của con có thể bị phạt đến 30 triệu đồng?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cận ngày Tết cổ truyền, câu chuyện sử dụng tiền lì xì của con lại nhận được nhiều người quan tâm. Có ý kiến cho rằng, từ Tết năm nay, nếu cha mẹ giữ hết tiền lì xì của con có thể bị phạt đến 30 triệu đồng.

Sở dĩ có thông tin trên, là bởi căn cứ theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP mới được Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính các hành vi bạo lực về kinh tế, thay thế cho Nghị định số 167/2013/NĐ-CP được áp dụng trước đó.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nêu rõ đối với hành vi bạo lực về kinh tế. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình…

Theo truyền thống, tiền lì xì là tiền trẻ được người lớn tặng trẻ nhỏ vào dịp Tết với ý nghĩa may mắn

Theo truyền thống, tiền lì xì là tiền trẻ được người lớn tặng trẻ nhỏ vào dịp Tết với ý nghĩa may mắn

Theo quy định trên, chỉ khi có hành vi “chiếm đoạt tài sản riêng” của thành viên trong gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em…) thì mới bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng. Mức phạt này đã tăng mạnh so với quy định cũ tại điểm a khoản 2 Điều 56 Nghị định 167/2013/NĐ-CP (từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng).

Tuy nhiên, để khẳng định cha, mẹ giữ tiền lì xì của con bị phạt đến 30 triệu đồng theo quy định trên thì cần phải xem xét đây có phải là hành vi “chiếm đoạt tài sản riêng của con” hay không.

Đồng thời, tiền lì xì là tiền trẻ được người lớn tặng vào dịp Tết thường chỉ mang đến ý nghĩa may mắn, là lời chúc thể hiện cho điều tốt đẹp mà người lì xì gửi đến trẻ nhỏ kể cả khi số tiền lì xì có thể rất lớn, từ vài chục nghìn đến vài chục triệu đồng. Do đó, đây được xem là tài sản riêng của con.

Bên cạnh đó, mục đích cha, mẹ giữ tiền lì xì của con thường là: Để con tiết kiệm tiền, không tiêu sai mục đích, không làm mất, hoặc dùng tiền lì xì để chi tiêu cho con như mua quần áo, sách vở, đóng học phí…

Do đó, rất hiếm trường hợp cha mẹ giữ tiền lì xì của con vì muốn “chiếm đoạt tài sản”. Bởi vậy, trên thực tế không phải mọi trường hợp, cha mẹ giữ hết tiền lì xì của con đều bị phạt đến 30 triệu đồng.

Vậy, con trẻ có được tự giữ tiền lì xì Tết?

Khoản 1 Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định: Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

Đồng thời, theo Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc quản lý tài sản riêng (tiền lì xì của con) được quy định như sau:

- Con từ đủ 15 tuổi trở lên được tự mình hoặc nhờ cha, mẹ giữ tiền lì xì;

- Con dưới 15 tuổi sẽ do cha mẹ giữ tiền mừng tuổi. Khi con đủ 15 tuổi trở lên, cha mẹ có thể đưa lại cho con hoặc có thể sử dụng vì lợi ích của con. Tuy nhiên, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì khi sử dụng tiền lì xì của con, cha mẹ phải xem xét nguyện vọng của con.

- Con từ 15 - dưới 18 tuổi được tự giữ và sử dụng tiền lì xì của mình.

Như vậy, tùy vào độ tuổi của con để xem xét con có được giữ tiền lì xì của mình hay không.

Dự án của Cường đô la liên tiếp sai phạm, bị đình chỉ thi công

Dự án C-River View của Công ty CP C-Holdings liên tiếp dính sai phạm. Tuy nhiên, doanh nghiệp này không những không chấp hành mà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN