Những quy định có hiệu lực từ tháng 12, có thể ảnh hưởng “túi tiền” nhiều người chưa biết

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Từ tháng 12/2023, nhiều chính sách mới có hiệu lực có thể ảnh hưởng đến “túi tiền” mà nhiều người chưa biết, như: Giao dịch giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo; Một số dịch vụ công trực tuyến được giảm phí,...

Giao dịch giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo

Theo Quyết định 11/2023 thay thế Quyết định 20/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/12/2023, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.

Quyết định này quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền (Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ).

Đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

Từ ngày 1/12/2023, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Từ ngày 1/12/2023, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Cụ thể, đối tượng áp dụng với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính gồm: Nhận tiền gửi; cho vay; cho thuê tài chính; bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính; môi giới/tư vấn đầu tư chứng khoán; kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; đổi tiền.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính cũng phải báo cáo gồm: Kinh doanh trò chơi có thưởng (casino; xổ số; đặt cược…); kinh doanh bất động sản trừ cho thuê, cho thuê lại bất động sản; kinh doanh dịch vụ kế toán; kinh doanh kim khí quý, đá quý; cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp,…

Người bị bạo lực gia đình được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh

Theo Nghị định 76/2023 quy định chi tiết Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực từ ngày 25/12, mức hỗ trợ cho người bị bạo lực gia đình gồm các khoản: Tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình (theo quyết định của UBND cấp tỉnh); hỗ trợ nhu cầu thiết yếu khi thực hiện cấm tiếp xúc (mức chi như đối tượng bảo trợ xã hội).

Ngoài ra, người bị bạo lực gia đình sẽ được thanh toán chi phí khám chữa bệnh nếu chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình sẽ sử dụng số điện thoại ngắn có 3 chữ số để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. Tổng đài (được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động) sẽ hoạt động 24h tất cả các ngày.

Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị bạo lực gia đình được bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; chăm sóc, điều trị; trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.

Tăng lương cho viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

Từ ngày 16/12, Thông tư 21/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập chính thức có hiệu lực.

Theo đó, đối tượng này được hưởng lương như viên chức loại A0, có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89 theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp Nhà nước. Do đó, viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật sẽ có mức lương dao động từ 3,78 triệu đồng/tháng đến cao nhất là 8,802 triệu đồng/tháng.

Theo quy định cũ, đối tượng này chỉ được hưởng lương của viên chức loại B, có hệ số lương từ 1,86 - 4,06 tương ứng với mức lương là từ 3,348 triệu đồng/tháng - 7,308 triệu đồng/tháng.

Một số dịch vụ công trực tuyến được giảm phí

Một số dịch vụ công trực tuyến được giảm phí

Điều chỉnh trợ cấp hàng tháng với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ

Mức trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc nêu tại Thông tư 82/2023 của Bộ Quốc phòng sẽ có hiệu lực từ 19/12.

Cụ thể điều chỉnh tăng thêm như sau: Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2,285 triệu đồng/tháng; từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2,388 triệu đồng/tháng; từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2,494 triệu đồng/tháng;

Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2,598 triệu đồng/tháng; từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp 2,7 triệu đồng/tháng.

Mở rộng diện miễn phí thẻ BHYT

Nghị định 75 sửa đổi, bổ sung Nghị định 146/2018 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 3/12. Văn bản này bổ sung nhóm được ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT gồm: Người dân thuộc các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ; người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú ở các huyện nghèo theo quyết định của Thủ tướng và cơ quan có thẩm quyền (thay vì giới hạn 61 huyện nghèo thuộc Nghị quyết 30a chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững).

Nhóm được ngân sách hỗ trợ ít nhất 70% mức đóng BHYT có thêm người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các xã khu vực II (xã còn khó khăn), III (xã đặc biệt khó khăn), thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã thoát nghèo giai đoạn 2021-2025; người thuộc hộ gia đình làm nông lâm ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình. Ngân sách hỗ trợ mức đóng trong 36 tháng, tính từ 1/11/2023.

Mức hưởng chi phí khám chữa bệnh BHYT được nâng từ 80 lên 100% với người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc như: Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, cán bộ công an tham gia kháng chiến chống Mỹ, người dân thuộc các xã, vùng an toàn khu...

Các nhóm được nâng mức hưởng chi phí khám chữa bệnh BHYT lên 95% gồm: Vợ hoặc chồng liệt sĩ đã lập gia đình mới mà đang hưởng trợ cấp hàng tháng để nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha mẹ đẻ liệt sĩ; người chăm sóc người có công đang sống trong gia đình; người dân tộc thiểu số khu vực II, III, thôn khó khăn đã thoát nghèo giai đoạn 2021-2025.

Một số dịch vụ công trực tuyến được giảm phí

Nhằm khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung hàng loạt mức phí, lệ phí tại Thông tư 63/2023, hiệu lực từ 1/12.

Theo đó, phí làm hộ chiếu online giảm 10% so với thông thường từ 1/1/2024 đến hết 31/12/2025. Theo quy định, lệ phí cấp hộ chiếu là 200.000 đồng đối với trường hợp đề nghị cấp lần đầu hoặc cấp lại hộ chiếu và 400.000 đồng đối với trường hợp đề nghị cấp lại do bị mất hoặc bị hư hỏng. Như vậy mức giá khi làm trực tuyến lần lượt là 180.000 và 360.000 đồng.

Ngoài ra, từ 1/12/2023 đến hết 31/12/2025, mức phí cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe theo hình thức trực tuyến là 115.000 đồng một lần, giảm 20.000 đồng so trước.

Mua đất xen kẹt, vợ chồng trẻ “khóc dở mếu dở“ vì hàng loạt thứ “không”

Chưa kịp mừng vì mua được nhà giá rẻ, nhiều người đã phải khóc dở mếu dở vì hàng loạt thứ “không”, đó là đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN