Mất cả triệu đồng khi lãi tiết kiệm cả năm kém xa kỳ hạn 6 tháng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng ngày càng cao khiến nhiều người lỡ gửi tiết kiệm kỳ hạn dài trước đó với lãi suất thấp bị thiệt đáng kể.

Cuối tháng 10, chị Mỹ Hạnh (Đống Đa, Hà Nội) mới hoàn tất mở một tài khoản tiết kiệm online tại Ngân hàng VietinBank với giá trị gửi 300 triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng, hưởng lãi suất 7,9%/năm. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 tháng gửi khoản tiết kiệm của mình, nữ nhân viên văn phòng 35 tuổi tỏ ra tiếc nuối khi nhận thấy chênh lệch lãi tiết kiệm giữa các ngân hàng ngày càng cao.

Chị Hạnh cho biết lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại nhà băng này đã tăng lên mức 8,2%/năm, “Chỉ vì gửi trước khoảng hơn nửa tháng, khoản tiết kiệm của tôi đã hụt lãi mất 0,3 điểm %”, chị Hạnh chia sẻ. Tương đương số lãi thu được của chị Hạnh ít hơn 900.000đ so với biểu lãi suất mới được ngân hàng công bố.

Nữ nhân viên văn phòng này cũng cho biết, nếu nhìn sang các nhà băng khác, khoản tiền lãi tiết kiệm của mình còn bị thiệt đáng kể khi đang có nhiều nhà băng áp dụng mức lãi suất cao từ 8,5% đến 9% ở ngay kỳ hạn 6 tháng.

Theo ghi nhận, hiện có ít nhất 11 nhà băng khác nhau đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 6 tháng cao nhất từ 8,5% đến hơn 9%/năm. Trong đó, có ít nhất 5 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 9% trở lên.

Mức lãi suất tiết kiệm từ 9%/năm trở lên đã xuất hiện ở kỳ hạn 6 tháng tại nhiều ngân hàng

Mức lãi suất tiết kiệm từ 9%/năm trở lên đã xuất hiện ở kỳ hạn 6 tháng tại nhiều ngân hàng

Cụ thể, mức lãi suất cao nhất dành cho kỳ hạn 6 tháng hiện nay lên đến 9,35%/năm được áp dụng tại CBBank và SCB. Cả 2 ngân hàng này đều áp dụng mức lãi suất trên cho hình thức gửi online. Theo sau là GPBank, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm (9,3%/năm) cũng áp dụng cho hình thức tương tự. Ngân hàng Kiên Long cũng có lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng cao nhất lên tới 9,1%/năm.

Ngân hàng MSB đang có lãi suất 9%/năm cho kỳ hạn 6 tháng, mức này được áp dụng cho khách hàng chưa có sổ tiết kiệm, tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại ngân hàng và gửi tiết kiệm online tối thiểu từ 1 triệu đồng theo hình thức "Lãi suất đặc biệt", kỳ hạn 6 tháng. Chương trình cũng giới hạn mỗi khách chỉ được mở 1 sổ tiết kiệm 1 lần, và số tiền tối đa mỗi khách hàng có thể tham gia là 5 tỷ đồng.

Tại vùng 8,5% đến dưới 9%/năm, SeABank đang đứng đầu với mức lãi suất cao nhất là 8,9%/năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm theo hình thức bậc thang online. Cao hơn so với gửi trực tiếp tại quầy 2,2%/năm.

Ngân hàng NCB cũng có mức lãi suất 8,7%/năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm theo sản phẩm An Phú online. Thấp hơn 0,1 điểm phần trăm có VPBank với mức 8,6%/năm dành cho khách hàng gửi trực tuyến. Mức 8,5% /năm có 3 ngân hàng BaoVietBank, Sacombank và OCB.

Một số ngân hàng có lãi suất gần 8,5% có thể kể đến như VietCapitalBank (8,45/năm), SHB (8,4%/năm); OceanBank (8,3%/năm); PGBank (8,2%/năm); VIB (8,2%/năm); VietABank (8,2%/năm). Với mức lãi suất kỳ hạn 6 tháng của các nhà băng này đã bằng và cao hơn hẳn lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 năm mà chị Mỹ Hạnh đang gửi cho khoản tiền nhàn rỗi của mình.

Phần lớn ngân hàng được khảo sát đều cho thấy tiền gửi kênh online ở kỳ hạn 6 tháng cao hơn 0,2 cho đến hơn 2%/năm so với tiền gửi tại quầy. Trong đó, SeABank đang là ngân hàng có chênh lệch cao nhất (2,2%/năm). Đáng chú ý, ông lớn big 4 – VietinBank nơi chị Hạnh đang gửi tiền có mức chênh lệch giữa kênh trực tuyến và trực tiếp ở kỳ hạn 6 tháng lên đến 1,8%/năm.

Trong khi đó, ở kỳ hạn 12 tháng đang có ít nhất 15 ngân hàng niêm yết biểu lãi suất tiết kiệm từ 8%/năm trở lên. Lãi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cao nhất thuộc về SCB với mức lãi suất cao nhất lên tới 9,65%/năm. Ngay sau SCB là ngân hàng Kiên Long với mức lãi tiết kiệm cao nhất kỳ hạn này là 9,5%/năm.

Theo công ty chứng khoán MBS, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại tính từ đầu tháng 11 ghi nhận xu hướng tăng rất mạnh. Mặt bằng lãi suất dự kiến tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới vì nhu cầu vốn vay giai đoạn cuối năm thường cao.

Nhiều nhà đầu tư chi cả trăm triệu đến tỷ đồng ”bắt đáy” với kì vọng phục hồi

Tranh thủ chi hàng trăm triệu đồng bắt đáy cổ phiếu khi thị trường giảm mạnh, những nhà đầu tư này hy vọng Tết năm nay “bánh chưng sẽ có thịt” nhờ đà phục hồi của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN