Đại gia tuần qua: Tài sản ông Trịnh Văn Quyết biến động thế nào sau 3 tháng bị tạm giam?

Mặc dù đang bị tạm giam và tài khoản chứng khoán đang bị phong tỏa phục vụ công tác điều tra nhưng với khối tài sản này, ông Trịnh Văn Quyết vẫn đang là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán hiện nay.

Tài sản ông Trịnh Văn Quyết biến động mạnh

3 tháng kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để phục vụ điều tra, các mã cổ phiếu họ FLC cũng đã có biến động mạnh. Trong đó, nhiều mã cổ phiếu ông Trịnh Văn Quyết đang trực tiếp nắm giữ đã giảm tới hơn 50%.

Cụ thể, ngoài mã cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng & Quản lý tài sản FLC không phát sinh giao dịch trong suốt 3 tháng qua thì các mã cổ phiếu còn lại ông Trịnh Văn Quyết đang nắm giữ là FLC, ROS và ART đều có biến động lớn hơn đà giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mặc dù giảm mạnh nhưng ông Quyết vẫn trong top những người giàu Việt Nam

Mặc dù giảm mạnh nhưng ông Quyết vẫn trong top những người giàu Việt Nam

Mã cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC vừa có chuỗi 6 phiên tăng trần liên tiếp từ ngày 22-29/6 để đóng cửa ở mức giá 5.660 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, so với thời điểm ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam, thị giá của FLC cũng đã ghi nhận mức giảm tới 55%. So với mức giá đỉnh 22.550 đồng thiết lập phiên giao dịch ngày 7/1 thì FLC đã giảm tới 75% sau gần nửa năm.

Mã cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC FAROS có chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp trong đó có 5 phiên tăng trần (từ 22-28/6) để đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/6 với mức giá 3.090 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, so với thời điểm cách đây 3 tháng, thị giá của mã cổ phiếu này cũng đã ghi nhận giảm tới 62%.

Mã cổ phiếu ART của Chứng khoán BOS đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/6 với mức giá 4.800 đồng/cổ phiếu. Sau 3 tháng kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết bị tạm giam, thị giá của mã cổ phiếu này cũng đã ghi nhận mức giảm 51%.

Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 29/6, khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết có giá trị hơn 2.803 tỷ đồng. Tính chung khối tài sản của ông Trịnh Văn Quyết ghi nhận mức giảm 37% so với thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 29/3.

Đại gia 62 tuổi người Hà Nội sắp chuyển nhượng khối tài sản hơn 100 tỷ cho con gái

Ông Nguyễn Ngọc Quang, Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã đăng ký bán thỏa thuận 5 triệu cổ phiếu HPG cho con gái là bà Nguyễn Hà My trong thời gian từ 7/7 - 5/8/2022.

Hiện nay bà My không sở hữu cổ phiếu HPG nào. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của bà My sẽ tăng lên thành 5 triệu cổ phiếu tương đương tỷ lệ 0,09%. Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 29/6, khối tài sản ông Quang chuyển nhượng thỏa thuận cho con gái có giá trị hơn 113 tỷ đồng.

Trước khi đăng ký chuyển nhượng thỏa thuận 5 triệu cổ phiếu cho con gái, vị đại gia sinh năm 1960 người Hà Nội đang trực tiếp nắm giữ 108,792 triệu cổ phiếu HPG, tương đương tỷ lệ 1,87%.

Tính theo giá thị trường, khối tài sản vị đại gia 62 tuổi người Hà Nội đang nắm giữ có giá trị hơn 2.475 tỷ đồng (kết phiên giao dịch ngày 29/6). Dự kiến sau khi bán bớt cổ phần cho con gái, tỷ lệ sở hữu của ông Quang giảm còn 103,792 triệu cổ phiếu HPG tương đương tỷ lệ 1,78%.

7 tỷ phú USD của Việt Nam giảm mạnh sau nửa năm 2022

Cùng với đà suy giảm của thị trường chứng khoán trong thời gian qua, khối tài sản của 7 tỷ phú USD của nước ta cũng đã ghi nhận mức giảm mạnh.

Thống kê của Forbes cho thấy, kết thúc nửa đầu năm 2022 tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm giữ khối tài sản trị giá 5,6 tỷ USD, ghi nhận mức giảm 10% so với thời điểm Forbes công bố danh sách tỷ phú USD năm 2022. Trong khi đó, khối tài sản của tỷ phú Trần Đình Long chỉ còn 1,9  tỷ USD, tương đương mức giảm lên tới 41% chỉ trong một thời gian ngắn.

Trong đó, khối tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo nắm giữ sau nửa năm 2022 cũng giảm chỉ còn 2,8 tỷ USD, tương đương mức giảm 10%.

Tài sản của 7 tỷ phú USD tại Việt Nam cũng giảm mạnh

Tài sản của 7 tỷ phú USD tại Việt Nam cũng giảm mạnh

Khối tài sản của ông Bùi Thành Nhơn giảm 7%, còn 2,7 tỷ USD.

Tại thời điểm ngày 30/6, khối tài sản của tỷ phú Hồ Hùng Anh ghi nhận mức giảm 300 triệu USD so với thời điểm bản danh sách tỷ phú USD 2022 được Forbes công bố. Theo đó, tài sản ông Hồ Hùng Anh đang nắm giữ có giá trị 2 tỷ USD.

Khối tài sản của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang cũng ghi nhận mức giảm 200 triệu USD về còn 1,7 tỷ USD.

Trong khi đó, khối tài sản của tỷ phú Trần Bá Dương và gia đình ghi nhận mức giảm 100 triệu USD để còn 1,5 tỷ USD tại thời điểm ngày 30/6.

Sau nửa năm, khối tài sản của 7 tỷ phú USD Việt Nam đang nắm giữ giảm từ 21,2 tỷ USD xuống chỉ còn 18,2 tỷ USD, tương đương mức giảm 3 tỷ USD trong thời gian qua, mức giảm này lên tới 14%.

Tài sản nữ đại gia sinh năm 1981 vượt 1.800 tỷ đồng

Cổ phiếu SBT của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa liên tục tăng trong thời gian qua, trong đó ở phiên giao dịch ngày 29 và 30/6, thị giá của SBT đều ghi nhận mức tăng mạnh trên 6%.

Đà tăng mạnh của SBT trong phiên giao dịch cuối cùng tháng 6/2022 không chỉ mang về niềm vui cho các cổ đông doanh nghiệp mà mức tăng này cũng giúp khối tài sản của nữ đại gia Đặng Huỳnh Ức My - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của SBT có thêm hơn 100 tỷ đồng trong tài khoản.

Bà Đặng Huỳnh Ức My (SN 1981), là ái nữ của  vợ chồng đại gia Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc, thường được biết đến với biệt danh "công chúa mía đường" vì đang trực tiếp sở hữu hơn 100 triệu cổ phiếu SBT.

Với đà tăng mạnh của cổ phiếu SBT trong phiên giao dịch ngày 30/6, khối tài sản của bà My ghi nhận mức tăng thêm hơn 115 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường, "công chúa mía đường" đang trực tiếp nắm giữ khối tài sản tại SBT có giá trị hơn 1.867 tỷ đồng.

Với khối tài sản này, nữ đại gia 41 tuổi đứng ở vị trí cao trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Vào ngày 28/6 vừa qua, SBT đã có thông báo về thay đổi nhân sự vị trí Phó Tổng giám đốc doanh nghiệp. Theo đó, bà Lâm Thị Cẩm Lệ - Quyền Phó tổng giám đốc khối cung ứng chính thức được bổ nhiệm giữ vị trí Phó Tổng giám đốc khối cung ứng - Ban Tổng giám đốc của SBT.

Tổng giám đốc nhận thù lao 2,2 tỷ đồng/tháng của Vinacafe Biên Hòa từ chức

Nhận thù lao 2,2 tỷ đồng/tháng nhưng ông Le Huu - Thang sẽ rời ghế Tổng giám đốc của Vinacafe Biên Hòa từ ngày 30/6 .

Theo đó, ông Le Huu - Thang sẽ thôi làm Tổng giám đốc Vinacafé Biên Hòa kể từ ngày 30/6/2022. Với quyết định này, ông Thang từ chức Tổng giám đốc Vinacafe Biên Hòa chỉ sau hơn một năm được bổ nhiệm.

Trước đó, ông Le Huu - Thang (sinh năm 1965) quốc tịch Đức được bổ nhiệm vào vị trí CEO Vinacafé Biên Hòa kể từ ngày 14/4/2021, thế chỗ ông Đoàn Quốc Hưng.

Mặc dù nhận mức lương cao nhưng ông Le Huu - Thang vẫn từ chức

Mặc dù nhận mức lương cao nhưng ông Le Huu - Thang vẫn từ chức

Trước khi chính thức ngồi ghế CEO Vinacafe Biên Hòa vào tháng 4/2021, ông Le Huu - Thang có hơn 25 năm làm việc tại Tập đoàn thực phẩm đa quốc gia Nestle ở nhiều quốc gia khác nhau gồm Thụy Sỹ, Australia, Thái Lan, Mỹ, Nga, Việt Nam.

Tính đến hiện tại, ban giám đốc của VinaCafé Biên Hòa chỉ gồm mỗi ông Le Huu - Thang. Còn Hội đồng quản trị có 4 người, trong đó ông Phạm Hồng Sơn là Chủ tịch.

Chiêm ngưỡng căn biệt thự nhà vườn rộng 1.300m2 của diễn viên Hồng Đăng

Căn nhà vườn của vợ chồng Hồng Đăng rộng tới 1.300m2, được thiết kế theo lối nhà cổ, với khoảng sân vườn khá rộng để các bé thoải mái vui chơi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN