Cuối năm, "nạn" tiền giả lại lộng hành: Cách nào phân biệt?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thời gian gần đây, cơ quan công an liên tiếp phát hiện các đối tượng sản xuất, buôn bán tiền giả với số lượng lớn, với thủ đoạn tinh vi. Vậy, làm cách nào để nhận biết và phân biệt tiền thật – tiền giả?

Ngang nhiên sản xuất và bán tiền giả

Chiều 22/12, Công an huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) phối hợp cùng Công an Q.Liên Chiểu, Công an phường Hòa Hiệp Nam (Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng) bắt khẩn cấp Phạm Thanh Tưởng (SN 1993, ngụ tổ 48, P.Hòa Hiệp Nam) cùng 4 đối tượng khác để điều tra về hành vi “Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả”.

Phạm Thanh Tưởng bị bắt để điều tra về hành vi “Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả”

Phạm Thanh Tưởng bị bắt để điều tra về hành vi “Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả”

Khám xét nơi ở của các đối tượng trên, công an thu giữ các tang vật liên quan đến hoạt động phạm tội này, gồm: máy in tiền giả; các tờ giấy có in hình tiền mệnh giá 50.000, 100.000, 200.000, 500.000.

Được biết, đường dây này hoạt động hơn một năm nay. Vào chiều tối, ban đêm, lợi dụng sự sơ hở của các chủ cửa hàng, các hộ kinh doanh buôn bán, người dân trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, nhóm đối tượng trên đã đưa tiền giả (50.000, 100.000, 200.000, 500.000 đồng) để mua hàng hóa giá trị thấp sau đó lấy tiền thừa.

Trước đó, thời điểm tháng 11/2020, Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Văn Quang (SN 1991; trú tại Hải Dương), Nguyễn Văn Khải (SN 1995; trú tại Hải Dương), Quàng Văn Tỉnh (SN 2002; trú tại Sơn La), Quàng Văn Quỳnh (SN 2003; Mường La) về tội làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả.

Cũng bằng các thủ đoạn tương tự, các đối tượng trên đi xe ôm tới quán nước sau đó nhờ chủ quán nước đổi tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng để trả tiền xe ôm, hoặc dùng tiền giả mệnh giá 500.000 đồng để thanh toán tiền nước, nhưng đối tượng đã bị phát hiện và bị bắt.

Đối tượng Quang in tiền giả bằng máy phô tô, scan màu...

Đối tượng Quang in tiền giả bằng máy phô tô, scan màu...

Tại cơ quan Công an, Quang thừa nhận mình là người sử dụng đã bán tiền giả cho Tỉnh. Số tiền giả nêu trên do Quang tự in bằng máy phô tô, scan màu và máy ép plastic tại nhà Quang ở thôn Phương La, xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Phân biệt và nhận biết tiền giả bằng cách nào?

Để giúp người dân nhận biết và phân biệt giữa tiền thật và tiền giả, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên rất chi tiết để người dân có thể dễ dàng phân biệt.

Vuốt nhẹ mặt trước tờ tiền, kiểm tra các yếu tố in nổi: Tiền thật, tại các vị trí có yếu tố in nổi, sẽ cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét in, như: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc huy, mệnh giá bằng số và bằng chữ, dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”; Tiền giả thì chỉ có cảm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay nhưng không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật.

Soi tờ tiền trước nguồn sáng, kiểm tra hình bóng chìm và hình định vị, với tiền thật:

- Hình bóng chìm (bên trái mặt trước hoặc bên phải mặt sau tờ tiền): Nhìn thấy rõ từ hai mặt tờ tiền, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo và sáng trắng. Đối với mệnh giá từ 20.000đ đến 500.000đ là hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; mệnh giá 10.000đ là hình ảnh chùa Một Cột.

- Hình định vị (10.000đ, 20.000đ: phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền; 50.000đ-500.000đ: phía trên bên phải mặt trước hoặc phía trên bên trái mặt sau tờ tiền): Nhìn thấy hình ảnh trên hai mặt khớp khít, tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh, các khe trắng đều nhau.

Tiền giả: hình bóng chìm chỉ là hình ảnh mô phỏng, không tinh xảo; hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.

Kiểm tra yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ để phân biệt tiền thật, tiền giả

Kiểm tra yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ để phân biệt tiền thật, tiền giả

Kiểm tra yếu tố hình ẩn (DOE) trong cửa sổ nhỏ. Tiền thật thì cửa sổ nhỏ chỉ có ở 4 mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ và 50.000đ, là chi tiết nền nhựa trong suốt và đặt tại phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền. Khi đưa cửa sổ nhỏ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng phù hợp (có thể là ngọn lửa, bóng đèn sợi đốt, đèn đường, đèn flash điện thoại) sẽ nhìn thấy hình ảnh hiện lên xung quanh nguồn sáng.

Tiền giả trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn như đã nêu trên.

Tiền giả dễ bị nhàu, rách trong khi tiền thật có độ đàn hồi và độ bền cao

Tiền giả dễ bị nhàu, rách trong khi tiền thật có độ đàn hồi và độ bền cao

Kiểm tra chất liệu polymer in tiền: Tiền thật được in trên chất liệu polymer, có độ đàn hồi và độ bền cao. Vì thế, ta có thể kiểm tra độ đàn hồi bằng cách nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và khi mở ra, tờ tiền sẽ đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm; kiểm tra độ bền bằng cách kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền (lưu ý không kéo, xé đồng tiền ở vị trí đã bị rách) sẽ khó rách, khó bai giãn.

Tiền giả chủ yếu được in trên nylon nên không có độ đàn hồi đặc trưng và độ bền như tiền thật, khi nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và mở ra, tờ tiền giả sẽ không đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm; khi kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền sẽ dễ bị bai giãn hoặc rách.

Để khẳng định một tờ bạc là tiền thật hay tiền giả, lấy tờ tiền thật cùng loại so sách tổng thể và kiểm tra các yếu tố bảo an theo các bước nêu trên. Lưu ý phải kiểm tra nhiều yếu tố bảo an (tối thiểu 3 đến 4 yếu tố) để xác định là tiền thật hay tiền giả.

Hé lộ nguồn gốc khu đất ”kim cương” xây nhà cán bộ bỏ hoang ở Hà Nội

Trong số 1.121m2 đất có vị trí đắc địa mặt hồ Ba Mẫu, phường Phương Liên (quận Đống Đa) được Hà Nội cho chuyển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN