Có 500 triệu đồng nên mua ôtô hay chung cư trả góp để “an cư lạc nghiệp”?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nếu bạn có 500 triệu đồng trong tay, bạn sẽ mua chung cư trả góp để “an cư lạc nghiệp” hay mua ôtô để tiện cho việc đi lại?

Đó cũng là băn khoăn của anh Nguyễn Ngọc Hải (27 tuổi, Hưng Yên) trong thời điểm này. Lấy nhau hơn 5 năm, vợ chồng anh có một bé trai được 1 tuổi và đang thuê nhà ở Hà Nội. Thu nhập của vợ chồng anh khoảng 30 triệu đồng/tháng. Sau thời gian làm việc và chi tiêu tiết kiệm, vợ chồng anh đã tiết kiệm được 500 triệu đồng.

Với số tiền này, anh dự định sẽ mua một chiếc ôtô để thuận tiện trong việc đi lại. Trái lại, vợ của anh lại muốn mua chung cư trả góp để ổn định chỗ ở. Theo đó, vợ của anh luôn có quan điểm “an cư lạc nghiệp”, không muốn lo lắng khoản tìm và thuê nhà.

“Cô ấy cho rằng số tiền thuê nhà rất phí, để tiền đó để trả góp hàng tháng khoảng chục năm là sở hữu được căn nhà riêng mình. Không chỉ thế, cô ấy nghĩ giá nhà đất ngày càng tăng lên còn giá xe ngày càng giảm đi. Vì các hãng xe ngày càng ra nhiều mẫu mới, những loại cũ sẽ giảm giá theo từng năm nên thời điểm này mua nhà sẽ tốt nhất, còn xe nên để thời gian nữa”, anh nói.

Theo đó, căn chung cư sau này không ở, bán đi cũng không sợ lỗ, chỉ có giá trị của chiếc ôtô sẽ ngày càng giảm theo thời gian sử dụng. Không có ôtô, gia đình vẫn có thể đi lại bằng xe dịch vụ, thích đi đâu cũng có người đón, đỡ lo nhiều vấn đề khác...

Có 500 triệu đồng, bạn trẻ nên mua nhà hay ôtô? Ảnh: I.T.

Có 500 triệu đồng, bạn trẻ nên mua nhà hay ôtô? Ảnh: I.T.

Ngoài ra, “vợ tôi còn cho rằng chi phí nuôi xe: đăng ký, đăng kiểm, bảo dưỡng, gửi xe... rất tốn kém, chưa kể các vấn đề phát sinh khi đi đường như thủng săm, lốp,... Cô ấy muốn mua chung cư sẽ không mất thêm bất kỳ phí gì nữa mà lại được ở trong căn nhà của chính mình”, anh chia sẻ.

Nhưng anh Hải lại không muốn lần nào cũng phải thuê xe, bất tiện trong việc phải chờ đợi xe đến đón. Anh muốn mỗi lần về quê thăm bố mẹ 2 bên nội – ngoại, vợ chồng anh sẽ dễ dàng và chủ động giờ giấc hơn và muốn đi đâu tùy ý. Đặc biệt, vào dịp lễ Tết, việc thuê xe khó khăn mà giá cả tăng vọt. Chưa kể, anh còn muốn đưa vợ con đi du lịch vào những ngày nghỉ dài.

Anh Hải phân tích khi mua chung cư trả góp khoảng chục năm, vợ chồng anh vẫn phải chi ra khoảng chục triệu để trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Đó là chưa nói đến việc chung cư sẽ xuống cấp, mất giá sau một thời gian sử dụng. Lúc đó, vợ chồng anh muốn bán cũng khó mà thanh lý giá rẻ lại không có lời lãi gì. Hiện tại, anh cảm thấy cuộc sống khá ổn, một tháng chỉ mất khoảng 4-5 triệu đồng mà được căn chung cư đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, không phải mất tiền lãi ngân hàng.

Theo anh, số tiền 500 triệu đồng tiết kiệm nên mua ôtô sẽ không phải “gánh” thêm khoản nợ nào. Tiền lương của 2 vợ chồng trả tiền thuê hàng tháng và chi tiêu tiết kiệm, một thời gian sau sẽ có một khoản lớn. Thời điểm đó mua nhà đất hay chung cư cũng chưa muộn.  

Bàn về vấn đề này, chị Lê Miền (34 tuổi, Hải Dương) không đồng tình với suy nghĩ mua ôtô trước khi mua nhà. Chị cho rằng khi chưa ổn định nhà cửa, khó mà tập trung cho phát triển sự nghiệp được. “Chi phí nuôi xe không hề rẻ, mỗi tháng phải mất đến 1-2 triệu đồng tiền gửi xe vào bãi… Đó còn chưa kể đến các phí phát sinh khác. Để số tiền này, bạn thuê taxi còn rẻ hơn rất nhiều”, chị nói.

Cùng quan điểm, anh Hạnh Vũ (33 tuổi, Hà Nam) cũng cho rằng chỉ nên mua xe phục vụ cho công việc. Anh đưa ra ý kiện: “Nếu không muốn chịu lãi ngân hàng khi mua chung cư trả góp, tôi nghĩ tạm thời bạn gửi 500 triệu đồng vào ngân hàng. Vợ chồng bạn tiết kiệm thêm vài năm nữa sẽ có đủ tiền mua chung cư mà không cần vay ai”.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, việc mua chung cư trả góp hay ôtô là tùy nhu cầu của mỗi người, gia đình. “Nhưng thông thường, người Việt có quan niệm an cư mới lập nghiệp”. Nếu không vì đánh bóng hay do công việc quá cần đến ôtô thì nên mua chung cư trả góp”, ông cho hay.

CÂU HỎI THĂM DÒ
Nếu có 500 triệu đồng, bạn để mua chung cư hay ô tô?

Có 100 triệu đồng nên kinh doanh hay gửi tiết kiệm?

Nếu có trong tay 100 triệu đồng, bạn sẽ đem tất cả đi gửi tiết kiệm lấy lãi hay bỏ ra kinh doanh?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN