Có 200 triệu đồng gửi tiết kiệm ngân hàng nào để hưởng lãi cao nhất?
Trong bối cảnh nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm thời gian gần đây, những người có tiền nhàn rỗi có khá nhiều sự lựa chọn để số tiền của mình tiếp tục “đẻ ra tiền”.
Trước đà lao dốc mạnh của thị trường chứng khoán thời gian gần đây, chị Thanh Hà (Thanh Xuân – Hà Nội) cho biết không muốn mạo hiểm với những kênh đầu tư nóng hiện nay như vàng, chứng khoán nên quyết định mang 200 triệu đồng tiết kiệm được thời gian qua tiếp tục gửi ngân hàng.
Tuy nhiên, nữ nhân viên văn phòng 32 tuổi đang cân nhắc về lựa chọn nhà băng và kỳ hạn gửi tiết kiệm để số tiền nhàn rỗi của mình có thể sinh lời cao nhất trong bối cảnh hiện nay.
Theo tìm hiểu, thời gian gần đây hàng loạt ngân hàng như SHB, Eximbank, VietCapitalBank, VPBank, ACB,... đã có động thái tăng lãi suất tiết kiệm để hút tiền nhàn rỗi của người dân.
Với việc nhiều nhà băng đồng loạt điều chỉnh lãi suất tiết kiệm từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 đã giúp những người có tiền nhàn rỗi như chị Hà có nhiều sự lựa chọn.
Theo đó, ở kỳ hạn 1-3 tháng, nhiều nhà băng đang áp dụng lãi suất huy động tại quầy mức cao nhất 4% có thể kể đến như ABBank, GPBank, SCB. Với số tiền 200 triệu đồng, khách hàng có thể nhận được số tiền lãi từ 666.666 đồng – 2 triệu đồng (tùy lựa chọn gửi 1 hoặc 3 tháng).
Trong khi đó, ở kỳ hạn 6 tháng, trong khi nhiều nhà băng chỉ áp dụng lãi suất huy động trên 5%/năm thì Bắc Á và CBBank đang có lãi suất cao lần lượt là 6,25%/năm và 6,7%/năm. Nếu gửi tiền tại CBBank, số tiền lãi cho 200 triệu đồng khách hàng nhận được là 6 triệu đồng.
Tại kỳ hạn 9 tháng, mức lãi suất phổ biến đang được các nhà băng áp dụng từ 4 đến 5,9%/năm. Tuy nhiên, ở kỳ hạn này, một số ngân hàng có lãi suất huy động trên 6%/năm có thể kể đến là Bắc Á (6,3%/năm), CBBank (6,8%/năm), NCB (6%/năm), SCB (6,4%/năm), VietCapitalBank (6,2%/năm). Với 200 triệu đồng gửi tiết kiệm, số lãi khách hàng nhận được dao động từ 9 triệu đồng đến 10,2 triệu đồng (tùy ngân hàng).
Ngân hàng SHB đã tăng mạnh lãi suất huy động thêm khoảng 0,2-0,4 điểm % tùy vào kỳ hạn
Ở kỳ hạn 12 tháng, có 2 nhà băng huy động lãi suất tiết kiệm tại quầy từ 7%/năm trở lên là SCB và CBBank. Với mức lãi suất này, số lãi khách hàng thu được từ 14 đến 15 triệu đồng cho số tiền tiết kiệm 200 triệu đồng.
Hiện lãi suất tiết kiệm tại quầy cao nhất hệ thống ngân hàng đang thuộc về ngân hàng ABBank với mức lãi suất huy động 8,3%/năm ở kỳ hạn 13 tháng. Theo đó, khách hàng sẽ nhận được tới gần 18 triệu đồng tiền lãi cho số tiền tiết kiệm 200 triệu đồng.
Trong khi đó, lãi suất tại quầy các kỳ hạn từ 18 đến 36 tháng cao nhất hiện cũng chỉ đạt 7,1% và thuộc về ngân hàng CBBank. Với 200 triệu đồng gửi tiết kiệm những kỳ hạn này,khách hàng như chị Hà sẽ nhận được số tiền dao động từ 21,3 triệu đến 42,6 triệu đồng (tùy kỳ hạn gửi).
Với hình thức gửi tiết kiệm online, khách hàng như chị Hà nhận được mức lãi suất huy động cao hơn đáng kể so với gửi tiết kiệm tại quầy.
Theo đó, với kỳ hạn 1-3 tháng, hàng loạt ngân hàng có mức lãi 4%/tháng có thể kể đến là PVcomBank, SCB, SHB, TPBank.
Trong khi đó, kỳ hạn 6 tháng nhiều nhà băng áp dụng mức lãi suất trên 6%/năm như SCB, PVcomBank, OceanBank, OCB, Nam Á Bank, CBBank, Bảo Việt và Bắc Á. Trong đó, SCB có lãi suất cao nhất 6,65%/năm. Ngân hàng SCB cũng là nhà băng có lãi suất huy động online cao nhất ở kỳ hạn 9 tháng với 6,8%/năm.
Ngân hàng Nam Á Bank có lãi tiết kiệm online 12 tháng cao nhất là 7,2%, tương đương khách hàng nhận được số tiền lãi 14,4 triệu đồng. Ở kỳ hạn 13 tháng online, SCB có lãi suất huy động cao nhất là 7,25%/năm, tương đương số lãi khách hàng nhận được là gần 17 triệu đồng khi gửi tiết kiệm 200 triệu đồng.
Nam Á Bank cũng đang có lãi tiết kiệm huy động online cao nhất ở kỳ hạn từ 18 đến 36 tháng với mức 7,4%/năm. Với 200 triệu đồng gửi tiết kiệm, số tiền khách hàng nhận được dao động từ 22,2 triệu đồng đến 44,4 triệu đồng. Bên cạnh đó, một số nhà băng có lãi suất trên 7% ở kỳ hạn từ 24 đến 36 tháng có thể kể đến là Bắc Á, PvcomBank và SCB.
Trong số những thông tin mới được công bố, tập đoàn FLC cho biết đã sử dụng tòa văn phòng Bamboo Airways để gán nợ cho Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) từ cuối...
Nguồn: [Link nguồn]