Chiêu trò mới giả mạo thương hiệu ngân hàng “hỗ trợ người nghèo” lừa đảo tinh vi

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Giả mạo thương hiệu các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank... thời gian qua nhiều trang Fanpage được lập lên gắn mác “hỗ trợ người nghèo” đã khiến nhiều người sập bẫy.

Mạo danh thương hiệu ngân hàng lớn… lừa đảo

Mới đây trên các trang mạng xã hội xuất hiện trang Fanpage có tên “Ngân hàng hỗ trợ người nghèo Vietcombank” với logo của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank liên tục chạy quảng cáo nhận đổi “tiền lỗi serri”, tỉ lệ 1 ăn 10 khiến nhiều người xôn xao.

Chiêu trò mới giả mạo thương hiệu ngân hàng “hỗ trợ người nghèo” lừa đảo tinh vi - 1

Trên các trang fanpage xuất hiện nhiều thương hiệu ngân hàng có kèm thông tin quảng cáo "hỗ trợ người nghèo", "tiền lỗi 1 triệu đổi 10 triệu"

Trên các trang fanpage xuất hiện nhiều thương hiệu ngân hàng có kèm thông tin quảng cáo "hỗ trợ người nghèo", "tiền lỗi 1 triệu đổi 10 triệu"

Tương tự, một trang Facebook “Shop tiền lỗi 1 triệu đổi 10 triệu” có sự xuất hiện của thương hiệu Agribank chỉ dẫn đến website lạ với lời lẽ quảng cáo “Tiền lỗi số serri 1 triệu = 10 triệu. Chúng tôi luôn đồng hành cùng những người khó khăn, mang đến cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, giải quyết vốn làm ăn, nhu cầu về tài chính cấp bách của mọi người”.

Không những vậy, những trang này còn quảng cáo: “Mua sắm thoải mái ngoài chợ, thế giới di động hoặc FPT”; không những 1 đổi 10 mà “nếu hàng lỗi hoặc nhàu nát 1 đổi 100”.

Ở phần đăng ký “Tiền lỗi serri 1 tr = 10 tr”, website yêu cầu đăng ký tên, số điện thoại, địa chỉ giao hàng và số tiền muốn mua, mệnh giá, để lại lời nhắn rồi sau đó bấm nút đăng ký sẽ có người liên lạc lại trong vòng 24 giờ. Trong khi đăng ký, trang website này liên tục hiện ra những mẩu tin thông báo khách hàng giao dịch như Vũ Minh cách đó 14 phút đổi 30 triệu, Bá Tài cách đó 8 phút đổi 20 triệu… Những tin thông báo này cứ xuất hiện đều đặn trong vòng vài giây một lần để kích thích tâm lý người truy cập khiến họ yên tâm giao dịch. Theo các chuyên gia mạng, đây là chế độ cài đặt tự động cập nhật.

“Với những thông tin hết sức mập mờ nói trên, có thể khẳng định fanpage này không đại diện cho ngân hàng mà chỉ đang lợi dụng tên và thương hiệu của ngân hàng để lôi kéo người dùng mạng nhằm thực hiện một ý đồ đen tối nào đó” – một chuyên gia mạng nhận định.

Nhiều người cho rằng đây là chiêu trò nhằm dụ người nhẹ dạ hoặc khó khăn về tài chính đổi tiền giả

Nhiều người cho rằng đây là chiêu trò nhằm dụ người nhẹ dạ hoặc khó khăn về tài chính đổi tiền giả

Không ít ý kiến khác cho rằng, ‘tiền lỗi serri’ mà fanpage này quảng cáo có thể chính là tiền giả. Việc mạo danh ngân hàng là chiêu trò tâm lý mà các đối tượng tạo ra nhằm tạo sự tin tưởng với những người nhẹ dạ, hoặc những người đang gặp khó khăn về tài chính ‘không biết bấu víu vào đâu’.

Trong trường hợp này, một khi ‘đổi 1 triệu lấy 10 triệu’ thành công, người dùng đã vi phạm pháp luật liên quan tới ‘quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả’.

Thực tế, các chiêu thức này không khác gì những hình thức lừa đảo bán tiền giả lấy tiền thật trước đó mà cơ quan công an đã phá án. Những kẻ rao đổi tiền trên các trang mạng xã hội theo tỷ lệ 1 triệu lấy 10 triệu, hay 1 triệu lấy 6 triệu... yêu cầu người đổi tiền chuyển khoản và chiếm đoạt luôn. Nhưng lần này, kẻ lừa đảo tinh vi hơn khi gắn logo của các ngân hàng lớn, uy tín để lừa người nhẹ dạ, gặp hoàn cảnh khó khăn về tài chính và cả những người tham lam.

Đại diện ngân hàng khẳng định không liên quan

Liên quan tới sự việc, trao đổi với báo chí, đại diện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vietcombank cho hay mọi thông tin có trên và liên quan tới fanpage ‘Ngân hàng hỗ trợ người nghèo Vietcombank’ là giả mạo, không có bất cứ liên hệ nào với Vietcombank.

Vietcombank đề nghị người dùng không cung cấp bất cứ thông tin, không thực hiện bất cứ giao dịch nào nhằm tránh bị đối tượng xấu lợi dụng.

Đại diện Vietcombank cho biết thêm, bên cạnh vụ việc vừa đề cập ở trên, thực tế đã có rất nhiều hình thức lừa đảo khác trên không gian mạng nhằm mục đích xấu, như ăn cắp mật khẩu và thông tin cá nhân của khách hàng. Sau khi nắm bắt tình hình, phía ngân hàng đã có khuyến cáo gửi tới các khách hàng.

Ngoài ra, Agribank, Vietcombank, Techombank… còn đưa ra một số hình thức lừa đảo quen thuộc khác đã được cảnh báo nhưng vẫn nhiều người bị lừa và mất tiền. Chẳng hạn, kẻ gian giả danh nhân viên ngân hàng, tổng đài của ngân hàng, hoặc cơ quan chức năng... để liên hệ với khách hàng qua điện thoại hoặc tin nhắn; mạo danh ngân hàng vay vốn trực tuyến, thông báo trúng thưởng… rồi yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link giả mạo, khai báo mật khẩu, mã OTP, thông tin thẻ hoặc các thông tin cá nhân khác để xác nhận. Khi khách hàng làm theo những yêu cầu này, kẻ gian sẽ lấy được toàn bộ thông tin tài khoản và đăng nhập chuyển tiền đi.

Các ngân hàng lưu ý khách hàng chỉ nên thực hiện giao dịch tại các website uy tín, có độ bảo mật cao: đường dẫn thanh toán thường được bắt đầu bằng https:// và có hiển thị logo ổ khóa bảo mật phía trước.

Đồng thời, khách hàng không cung cấp các thông tin bảo mật tài khoản ngân hàng điện tử, thẻ cho bất cứ ai, kể cả những cuộc điện thoại tự nhận là nhân viên ngân hàng. Khách hàng hạn chế sử dụng mạng wifi công cộng, tại quán cà phê để đăng nhập, thực hiện giao dịch trên hệ thống ngân hàng điện tử…

Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn phân biệt tiền thật - tiền giả

Để tránh rủi ro nhận phải tiền giả, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người tiêu dùng cần nắm rõ các đặc điểm bảo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN