Chàng trai 26 tuổi tiết kiệm được gần 3 tỷ và bài học đằng sau

Shanil Issa, một nhân viên Amazon 26 tuổi, người đã cố gắng tiết kiệm hơn 120.000 đô la (2,7 tỷ VND) trong vòng chưa đầy bốn năm và không còn mắc khoản vay hay nợ sinh viên nào.

Con số tiết kiệm 120.000 đô la của Issa là một con số khác thường, đặc biệt là khi bạn nhìn vào tình hình tài chính của đại đa số người trưởng thành Hoa Kỳ. Trong năm 2019, hơn một nửa (58%) người Mỹ được báo cáo có ít hơn 1.000 đô la tiền tiết kiệm và 32% không có gì tiết kiệm, theo khảo sát của GoBankingRates.

Mặc dù có được con số ấn tượng, nhưng hành trình tiết kiệm của Issa không hề có chiến lược và kỷ luật đặc biệt nào. Tài sản của anh được chia đều trên hai tài khoản tiết kiệm, một quỹ hưu trí, một tài khoản môi giới.

“Tôi chỉ cố gắng quản lý tiền bạc để tiết kiệm, đầu tư, duy trì ngân sách; và đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình đủ để tiết kiệm hơn 100.000 đô la mà không phải tích lũy nợ trong quá trình này”, Issa nói với CNBC Make It.

Issa tiết kiệm được 120.000 USD khi chỉ mới 26 tuổi (Nguồn: CNBC)

Issa tiết kiệm được 120.000 USD khi chỉ mới 26 tuổi (Nguồn: CNBC)

Issa bắt đầu có thái độ nghiêm túc về tiền bạc sau khi tốt nghiệp Đại học bang Florida vào năm 2015. Năm 22 tuổi, anh nhận công việc quản lý tại Amazon và sự chuyển đổi này là động lực thực sự thúc đẩy anh bắt đầu tiết kiệm.

Issa tuân theo một số chiến thuật để giúp anh đi đúng hướng trong quá trình xây dựng thói quen tài chính. Theo anh, một vấn đề lớn nhất là đánh giá “nhu cầu” so với “mong muốn” của bạn.

“Hãy tự hỏi bản thân mình: ‘Tôi có thực sự cần điều này trong cuộc sống của tôi không, hay tôi chỉ mong muốn điều đó một cách nhất thời?’ Định nghĩa về nhu cầu đối với tôi là thứ đó rất cần thiết và quan trọng với cuộc sống. Đối với tôi, mong muốn chỉ là một ý nghĩ nhất thời thèm khát một thứ không quan trọng”, Issa nói, “Phương pháp này cực kỳ hữu ích khi giúp tôi lọc ra những gì tôi cần trong cuộc sống và đã giúp tôi tiết kiệm được nhiều tiền hơn”.

Một chiến lược khác là xem xét bạn sẽ mất bao nhiêu giờ hoặc ngày làm việc để kiếm lại số tiền đã dùng khi mua hàng, Issa nói. “Nếu bạn có thể so sánh số tiền bạn kiếm được mỗi giờ so với giá của món đồ đó, thì bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên về sự tỉnh táo của bản thân khi đưa ra quyết định mua hàng. Khi đó, thói quen mua hàng của bạn chắc chắn sẽ thay đổi”.

Để tìm hiểu về tài chính, Issa học hỏi từ các chuyên gia tài chính nổi tiếng. “Mark Cuban, Jeff Bezos và Warren Buffett là ba trong số những chuyên gia tài chính yêu thích của tôi để tìm hiểu những lời khuyên tài chính và kinh doanh”, Issa cho biết. “Rất nhiều lời khuyên họ cung cấp đã giúp tôi phát triển, thay đổi thái độ và suy nghĩ của mình về đầu tư và tiết kiệm”.

Lời khuyên tốt nhất về tài chính mà Issa từng nhận được thực sự đến từ một sơ đồ chứ không phải là một người. Biểu đồ liệt kê các khoản tiết kiệm trung bình hàng năm mà một người sẽ cần để nghỉ hưu ở tuổi 45, 55 và 65, Issa nói.

Biểu đồ Issa đã sử dụng để lên kế hoạch tiết kiệm cho bản thân (nguồn: CNBC)

Biểu đồ Issa đã sử dụng để lên kế hoạch tiết kiệm cho bản thân (nguồn: CNBC)

“Sơ đồ đó đã chứng minh rất nhiều giá trị với tôi, đến nỗi tôi biết ngay rằng tôi cần bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai của mình. Đó là khi tôi bị ám ảnh với việc cố gắng tiết kiệm nhiều tiền hơn và tìm cách để cắt giảm chi phí”, Issa chia sẻ.

Issa nói rằng biểu đồ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của anh, đến mức anh thậm chí còn đặt chế độ nghỉ hưu sớm là một trong những mục tiêu tài chính dài hạn của mình. Vì thế, Issa nghĩ rằng mọi người nên tìm hiều về sơ đồ này để xác định được mục tiêu tài chính rõ ràng hơn.

2 bước tiết kiệm đến gần nửa thu nhập mà không cần kham khổ

Quản lý ngân sách luôn là một vấn đề tẻ nhạt, tốn thời gian và hết sức nản chí...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (theo CNBC) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN