Bí quyết tiết kiệm từ Nhật Bản, đơn giản nhưng có thể thay đổi túi tiền của bạn

Được phát minh vào năm 1904 bởi nữ nhà báo đầu tiên của Nhật Bản Hani Motoko, kakeibo là một cách tiếp cận đơn giản, không rườm rà để quản lý tài chính của bạn.

Bí quyết tiết kiệm từ Nhật Bản, đơn giản nhưng có thể thay đổi túi tiền của bạn - 1

Thay đổi thói quen chi tiêu không phải chuyện đơn giản, tuy nhiên phương pháp Kakeibo của Nhật Bản sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tài chính thông minh hơn một cách dễ dàng.

Không cần công nghệ - chỉ cần một cuốn sổ tay và chiếc bút

Giống như nhiều cách thức quản lý chi tiêu khác, ý tưởng đằng sau kakeibo là giúp bạn hiểu mối quan hệ giữa bạn với số tiền mình có bằng cách thống kê nguồn tiền đến và đi.

Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt của kakeibo là không cần dùng đến bất kỳ phần mềm, ứng dụng hoặc bảng tính điện tử nào. Kakeibo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết mọi thứ trên giấy - một cách giống như thiền định để tập trung xử lý và quan sát thói quen chi tiêu của bạn.

Theo phương pháp kakeibo, bạn phải tự hỏi mình những câu hỏi sau đây trước khi mua bất kỳ mặt hàng nào:

- Tôi có thể sống thiếu món đồ này không?

- Dựa trên tình hình tài chính, tôi có thể mua nổi món đồ này không?

- Tôi sẽ thật sự dùng món đồ này hay không?

- Tôi có chỗ cho món đồ này không?

- Tôi đã gặp món đồ này đầu tiên ở đâu (trên tạp chí, hoặc trong cửa hàng khi đang đi dạo)?

- Tâm trạng của tôi hôm nay ra sao? (bình tĩnh/ căng thẳng/ vui mừng/ buồn)?

- Tôi cảm thấy thế nào về việc mua món đồ này (vui/ hào hứng/ bình thường)? Cảm giác ấy sẽ kéo dài bao lâu?

Làm thế nào để chi tiêu thông minh hơn

Dưới đây là một số chiến lược theo phong cách kakeibo đơn giản để đảm bảo bạn có thể chi tiêu hợp lý hơn:

1. Đưa ra quyết định sau 24 giờ

Cách làm này sẽ giúp bạn xác định mình có thực sự muốn hay cần món đồ đó không. Nếu bạn vẫn đang nghĩ về món hàng đó vào ngày hôm sau thì hãy mua nó. Bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn với quyết định của mình.

2. Không để bị dụ dỗ vì chương trình khuyến mãi

Với mỗi món hàng bạn định mua khi chúng được giảm giá, hãy tự hỏi mình rằng liệu bạn sẽ mua món đồ này không nếu không có khuyến mãi.

3. Kiểm tra số dư ngân hàng của bạn thường xuyên

Kiểm tra số dư sẽ giúp bạn cảm thấy việc kiểm soát tài chính của mình tốt hơn vì nó thể hiện rõ số tiền bạn phải bỏ ra.

4. Dùng tiền mặt

Chi tiêu bằng tiền mặt thay vì quẹt thẻ sẽ khiến bạn nắm được rõ hơn về khoản tiền mình vừa chi, nhờ đó bạn quản lý chi tiêu dễ dàng hơn. Bạn nên rút ra một khoản tiền mặt để sử dụng mỗi tuần và chỉ chi tiêu trong khoảng đó.

Nguồn: [Link nguồn]

Tiết kiệm tiền có thể là quyết định tồi tệ nhất trong năm mới của bạn

Nếu không có một kế hoạch cụ thể, mục tiêu “tiết kiệm tiền“ chung chung sẽ sớm thất bại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN