“Bắt dao rơi” cổ phiếu, nhà đầu tư hoảng hốt mất hàng trăm triệu trong phút chốc

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những tưởng mua được cổ phiếu giá rẻ nhưng loạt nhà đầu tư đang bị “đứt tay” với quyết định “bắt dao rơi” của mình.

Cùng với những biến động tiêu cực của thị trường tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang trải qua những đợt rung lắc mạnh. Hàng loạt mã cổ phiếu đã giảm giá trị từ 40-50% chỉ trong một thời gian ngắn. Thậm chí có những mã cổ phiếu đã giảm từ 70 đến hơn 80% kể từ mức đỉnh.

Việc nhiều mã cổ phiếu có mức chiết khấu từ 30-50% trong thời gian qua đã nhận được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Thậm chí nhiều người đã quyết định “bắt dao rơi” với hy vọng thị trường sẽ sớm phục hồi trở lại.

Anh Thái một nhà đầu tư F0 tại Hà Đông - Hà Nội cho biết hồi đầu tháng 6 khi mã cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen giảm về mức giá 21.900 đồng/cổ phiếu đã quyết định giải ngân để mua vào 1.000 cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư này thừa nhận quyết định "bắt dao rơi" của mình đã không thành công khi kết thúc phiên giao dịch ngày 16/6, HSG đóng cửa ở mức giá 17.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư F0 này cho biết khoản đầu tư của mình đang bị âm 22%.

Trong khi đó, nhà đầu tư Văn Hậu chia sẻ cũng đang lỗ lớn với HSG khi cầm mã cổ phiếu này từ giá 38.000 đồng/cổ phiếu và đã nỗ lực trung bình giá về mức 26.000 đồng/cổ phiếu. Mặc dù đang ghi nhận mức lỗ lớn cho khoản đầu tư của mình nhưng tài khoản này hy vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sớm khởi sắc trở lại sau những rung lắc thời gian qua.

Trên các diễn dàn về đầu tư chứng khoán, nhiều nhà đầu tư cũng thừa nhận đang lỗ nặng khi xuống tiền đầu tư vào chứng khoán trong năm 2022.

Nhiều nhà đầu tư choáng váng với đà bốc hơi của tài khoản đầu tư chứng khoán

Nhiều nhà đầu tư choáng váng với đà bốc hơi của tài khoản đầu tư chứng khoán

Theo đó, tài khoản Văn Chín cho biết đang mắc kẹt với khoản đầu tư vào cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Nhà đầu tư này cho biết mức giá vốn của mình đang là 22.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng kết thúc phiên giao dịch ngày 16/6, HVN có mức giá chỉ 16.250 đồng/cổ phiếu tương đương mức lỗ gần 26%.

Nhóm cổ phiếu BĐS và Chứng khoán cũng đang trở thành nỗi ám ảnh với các nhà đầu tư trong thời gian gần đây.

Anh Tuấn (Hải Phòng) cho biết xuống tiền bắt đáy cổ phiếu SSI khi mức giá giảm về 29.250 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, chỉ sau nửa tháng, khoản đầu tư của anh cũng bốc hơi nhanh chóng khi kết thúc phiên giao dịch ngày 15/6, SSI đóng cửa ở mức giá 22.650 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư này thừa nhận không biết đến bao giờ mới có thể "về bờ" khi cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán vẫn chưa dừng giảm cùng đà lao dốc của thị trường chung.

Chia sẻ của anh Tuấn nhận được sự cảm thông của nhiều người bởi nhiều nhà đầu tư đang ghi nhận mức lỗ nhiều hơn. Theo đó tài khoản Hữu Diễn cho biết đang sở hữu 5.000 cổ phiếu SSI với mức giá lên tới 43.700 đồng/cổ phiếu khiến tài khoản của anh đang âm tới 48%, tương đương mức lỗ hơn 105 triệu đồng. Nhà đầu tư này hy vọng 1-2 năm nữa khoản đầu tư của mình có thể “về bờ”.

Trong khi đó, tài khoản Tuấn Khanh cho biết đã bán cắt lỗ toàn bộ cổ phiếu DXG của Tập đoàn Đất xanh khi giá lao dốc về 25.500 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư này đã cố gắng cầm cự trong thời gian qua nhưng mỗi ngày nhìn tiền trong tài khoản bốc hơi khiến bản thân gặp nhiều áp lực.

Trước những biến động mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây, chia sẻ trong một chương trình truyền hình về đầu tư chứng khoán, ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng CTCP Chứng khoán SSI cho biết với các bạn trẻ nên dành tỷ lệ lớn trong danh mục để đầu tư dài hạn, hoặc đầu tư vào các chứng chỉ quỹ có tính ổn định cao. Còn nếu vẫn thích đầu cơ lướt sóng để có cảm giác về thị trường thì chỉ nên dành một phần nhỏ trong tổng vốn đầu tư.

Ông Hưng cũng lưu ý những nhà đầu tư nên hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính. Theo Kinh tế trưởng CTCP Chứng khoán SSI, gần đây có nhiều công ty chứng khoán cạnh tranh thu hút nhà đầu tư bằng câu chuyện margin nóng. Về cơ bản các công ty sẽ chỉ cho vay với tỷ lệ tiêu chuẩn 1:1, nhưng với một số đơn vị môi giới đang liên hệ với bên thứ 3, thường gọi là “kho” để nhà đầu tư có thể vay “kho” mua cổ phiếu với đòn bẩy cao.

"Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng khi tăng tỷ lệ margin lên đồng nghĩa với việc đối mặt với rủi ro lớn hơn. Giống như tôi từng nói chúng ta dễ dàng biến một khoản đầu tư thành đầu cơ và có thể gây ra thiệt hại rất lớn nếu như sử dụng một cách bừa bãi, không có sự đánh giá cẩn thận", ông Hưng nhấn mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Mất hơn 2.500 tỷ đồng, nhà đại gia Thanh Hóa còn bao nhiêu tiền?

Từ đầu tháng 6 đến nay, khối tài sản của nhà đại gia Thanh Hóa này đã giảm mạnh hơn 2.500 tỷ đồng, tương đương mức giảm tới 35%. Các cổ đông của doanh nghiệp cũng được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN