Áp lực cuối năm, tính cả thưởng tháng 13 cũng không đủ tiêu tết

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tài chính mỗi dịp lễ tết cuối năm luôn là gánh nặng của người trẻ. Vì thế, một kế hoạch chi tiêu tốt sẽ làm giảm áp lực tiền bạc mỗi dịp cuối năm.

Áp lực cuối năm, tính cả thưởng tháng 13 cũng không đủ tiêu tết - 1

Những ngày cuối năm đang đến gần, cũng chính là thời điểm mọi người sắm sửa nhiều hơn để chuẩn bị cho dịp lễ - tết. Tuy vậy, tình trạng bão giá, kinh tế biến động nhiều gây ảnh hưởng đến thu nhập, cũng phần nào đó khiến mọi người móc túi 1 cách e dè. Thay vì chi tiêu cho những "bữa tiệc" mua sắm, nhiều người trẻ chọn dành phần lớn số tiền lương thưởng cuối năm để mang tiền về cho mẹ.

Thạch Thảo (27 tuổi, bác sĩ ở Hà Nội) dù không còn háo hức mỗi dịp cuối năm, nhưng mỗi khi tết đến xuân về lại có cảm giác tự hào: "Mình gặp khá nhiều biến động trong năm nay, càng về cuối năm thì gánh nặng tài chính lại càng tăng. Dịp lễ tết mệt lắm, phải chuẩn bị, lo lắng và sắp xếp bao nhiêu thứ trong gia đình. Nhưng năm nay, thưởng tết có phần hấp dẫn hơn nên mình mang thêm về cho mẹ được khoản nho nhỏ".

Cũng trong hoàn cảnh chi tiêu cho dịp lễ tết vượt quá cả thu nhập, Xuân Quỳnh (25 tuổi, Thanh Hóa) không chi tiêu thêm gì cho bản thân như trước. Thay vào đó là những khoản chi tiêu thiết thực hơn như mua sắm vật dụng trang trí, quà cáp và dành tiền để biếu bố mẹ nhiều hơn: "Dù rằng thu nhập cuối năm có ít đi so với các năm trước, thì mình vẫn muốn dành thêm chút tiền để đưa mẹ vào dịp tết. Cảm giác đem tiền về cho mẹ tiêu tết còn vui hơn là sắm sửa cho bản thân. Thôi thì mua sắm bớt lại để làm mẹ vui cũng đáng."

Áp lực tài chính tăng cao khi ngày tết cận kề

Xuân Quỳnh (25 tuổi) có rất nhiều thay đổi mới trong năm nay: "Mình không sắm quá nhiều quần áo mới, giày dép, đồ trang điểm, cũng không có ý định tiêu tiền để làm tóc hay móng tay. Lý do một phần là năm nay tiền thưởng cuối năm không được như năm trước. Hơn nữa, khi càng lớn mình càng cảm thấy sống tối giản sẽ tốt hơn, bớt mệt tinh thần cũng như tài chính. Việc chạy đua theo người khác về vẻ bề ngoài thực sự không còn cần thiết.

Xuân Quỳnh - Ảnh NVCC

Xuân Quỳnh - Ảnh NVCC

Mình dành các khoản lương thưởng cuối năm, cũng như trích thêm phần tiết kiệm ra để mua sắm, dành riêng cho ba mẹ một số tiền nhỏ trang trải cho dịp tết. Mình cũng đã tính luôn tiền quà biếu họ hàng, mừng tuổi ông bà và mấy đứa em nhỏ. Tính ra để có 1 cái tết “ấm” thì cũng tốn vài chục triệu đồng. Tuy tốn kém, nhưng dù sao công sức cày cuốc cả năm, cũng là để cho dịp lễ tết được chi tiêu thoải mái hơn."

Khác với cảm xúc hứng khởi của Quỳnh, Thạch Thảo (27 tuổi) suy nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm gánh vác tài chính gia đình: "Khi càng lớn, áp lực về tết lại càng tăng. 3 năm gần đây, tết có sung túc đủ đầy hay không cũng phụ thuộc nhiều vào lương thưởng của mình. Bố mẹ mình thì không đặt yêu cầu, nhưng khi càng lớn mình lại càng cảm thấy phải nhận lấy trách nhiệm lo toan cho gia đình. Áp lực tiền bạc đến khiến mình cảm nhận được sự trưởng thành, để rồi những trăn trở, lo lắng nhiều hơn khi gần ngày đến tết".

Đối với trẻ con, lễ - tết là dịp để tận hưởng những khoảng thời gian hạnh phúc nhất: Nhận bao lì xì, ăn ngon mặc đẹp, vui chơi thỏa thích,... Nhưng đối với những người đã đi làm, mỗi độ tết về luôn đi kèm những băn khoăn về chuyện tiền bạc, lương thưởng ra sao? Biếu tết bố mẹ bao nhiêu thì đủ? Chi tiêu cho những ngày tết phải lên kế hoạch cả tháng? Nhu cầu thì đủ thứ nhưng mà tiền kiếm được lại khó khăn. Cố gắng làm lụng cả năm nhưng tiền tiêu tết thì vẫn phải cân đo đong đếm thật kỹ mới đủ. 

Lập quỹ dự phòng từ đầu năm để đủ tiền tiêu tết

Thạch Thảo bắt đầu cảm nhận được vất vả của bố mẹ khi phải lo toan cho dịp lễ - tết: "Khi có trách nhiệm phải gánh vác phần nào đó tài chính trong gia đình, mình bắt đầu hiểu được bố mẹ đã khó khăn đến nhường nào. Mình vẫn còn nhớ, chỉ mấy năm trước thôi cả lương thưởng tết của bố mẹ cũng chỉ có hơn 20 triệu. Ấy thế mà gia đình vẫn có 1 cái tết thật ấm no, trong khi khoản gì cũng tiêu đến tiền. Nhưng mà bây giờ, cầm 20 triệu sắm tết làm sao mà đủ. Vậy nên, ngoài tiền lương thưởng cuối năm, mình vẫn phải trích thêm tiền tiết kiệm ra để đủ chi tiêu trong tết, cũng để bố mẹ yên tâm hơn về tình hình tài chính của mình."

Ảnh minh họa - Pinterest

Ảnh minh họa - Pinterest

Thạch Thảo cho biết, để ăn tết thật ngon, việc lo liệu tài chính đã được thực hiện trước đó cả năm. Rút kinh nghiệm từ các năm trước, Thảo không chỉ dựa dẫm hết vào tiền lương cuối năm. Việc chuẩn bị tiền để ăn Tết được Thảo lập riêng 1 ngân sách dự phòng: "Tết làm cho giá cả tăng cao hơn so với ngày thường, mức chi tiêu theo đó cũng nhiều lên đáng kể. Hồi mới đi làm, mình luôn dành riêng tiền lương của 1 tháng, cộng với thưởng tết để tiêu mà lúc nào cũng thấy thiếu. Vì thế, sau này ngoài khoản tiết kiệm cố định hàng tháng, mình cũng trích thêm 1 khoản nhỏ từ đầu năm để bỏ vào quỹ dự phòng. Đương nhiên khoản quỹ này không chỉ dành riêng cho dịp tết. Mà còn để chi tiêu mỗi khi có đám đình của bạn bè và người thân. Còn dư bao nhiêu, cuối năm mình sẽ cộng dồn và bù thêm vào tiền tiêu tết."

Xuân Quỳnh không chỉ lên kế hoạch để chi tiêu cho tết, vì với Quỳnh, việc theo dõi và quản lý tài chính luôn cần sát sao từng tháng: "Mình không chỉ tiêu tiền vào mỗi dịp tết, mà tiêu cho cả năm. Khác biệt ở đây có lẽ là đến từ việc tết có nhiều khoản không tên hơn cần phải chi. Nhưng không phải vì thế mà mình cho phép bản thân vung tay quá trán. 

Mình lên 1 kế hoạch chi tiêu chi tiết nhất, vạch rõ ràng những khoản bắt buộc phải tiêu: Biếu bố mẹ, mua sắm cho bản thân, gia đình, chuẩn bị thực phẩm,... và ước lượng 1 con số cho từng khoản. Trong quá trình mua sắm cho tết, mình cũng cố tận dụng hết những ưu đãi, mã giảm giá để giảm thiểu chi phí xuống thấp nhất. Việc chuẩn bị sớm những món đồ cần tiết cũng giúp mình tiết kiệm được cả tiền bạc và thời gian.

Sau đó, mình tính toán  một chút về lương thưởng xem năm nay gặt hái được bao nhiêu. Trừ đi các chi tiêu cần thiết xem thừa thiếu như thế nào. Hầu như năm nào mình cũng cần rút ví tiết kiệm để thêm vào tiền tiêu tết. Như mọi năm, tiền thưởng của mình sẽ bao gồm tháng lương 13 và thưởng riêng của công ty cho cá nhân xuất sắc. Tính ra cũng là số tiền khá lớn so với thu nhập hàng tháng. Tuy vậy, hơn phân nửa tiền lương này mình đều đem về gửi bố mẹ sắm tết, phần vì gánh vác giúp gia đình, phần cũng vì để bố mẹ yên lòng hơn về con cái."

Nguồn: [Link nguồn]

Hóa giải nghịch lý có tiền không tiêu được

Tính đến hết tháng 11, giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 58,33% kế hoạch, trong khi đây được coi là yếu tố quyết định duy trì tăng trưởng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Quỳnh Trang ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN