Xuân về bên trong ngôi nhà 3 đời giữ lửa cho hương vị bánh tét truyền thống

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Hơn 40 năm nay nghề gói bánh tét truyền thống của gia đình cụ Nguyễn Thị Ích (82 tuổi, huyện Hóc Môn,TP.HCM) cứ vào tháng Chạp là bắt đầu nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường, để kịp cho ra những chiếc bánh ngon phục vụ bà con gần xa.

Cụ Nguyễn Thị Ích đã gắn bó với nghề gói bánh tét ngót ngét hơn 40 năm. Ảnh: TÚ NGÂN

Cụ Nguyễn Thị Ích đã gắn bó với nghề gói bánh tét ngót ngét hơn 40 năm. Ảnh: TÚ NGÂN

Theo lời cụ Ích, nếu như miền Bắc có bánh chưng vuông thì miền Nam ta thường gói bánh tét, bánh có hình trụ dài như cái đòn.

Bánh tét miền Nam không chỉ có nhân đậu xanh, thịt mỡ còn có thêm nhân chuối và còn được nêm nếm thêm nước cốt dừa cho bánh có thêm độ béo thơm ngon. Đây là hương vị không thể thiếu trên bàn thờ ông bà, tổ tiên trong dịp Tết ở mỗi gia đình người Việt từ xưa đến nay.

Chị Nguyễn Thị Thanh Bình ( 48 tuổi, con thứ bảy của cụ Ích) là một trong hai người con nối nghiệp mẹ và rất yêu nghề. Ảnh: TÚ NGÂN

Chị Nguyễn Thị Thanh Bình ( 48 tuổi, con thứ bảy của cụ Ích) là một trong hai người con nối nghiệp mẹ và rất yêu nghề. Ảnh: TÚ NGÂN

"Nghề gói bánh tét được truyền lại từ thời ông bà, tôi tự tay gói bánh đã gần 40 năm, sau này truyền đến đời con, cháu. Hiện nay, tuổi đã cao nên tôi chỉ thực hiện các công đoạn lau lá, gói bánh, vớt bánh cho nhẹ nhàng. Còn khâu sơ chế nguyên liệu sẽ do các con đảm nhiệm" - Cụ Ích trải lòng

Các công đoạn ngâm nếp, phơi lá, chọn thịt, xào đậu xanh, bóc trứng muối,.. sẵn sàng cho việc gói bánh. Ảnh: TÚ NGÂN

Các công đoạn ngâm nếp, phơi lá, chọn thịt, xào đậu xanh, bóc trứng muối,.. sẵn sàng cho việc gói bánh. Ảnh: TÚ NGÂN

Gia đình cụ Ích gói bánh tét quanh năm, ngày thường gói 100 đòn bánh tét/ngày để bán cho khách hàng đặt ăn, nếu có đơn hàng gia đình bà sẽ gói nhiều hơn.

Giá cả giao động từ 50.000 - 100.000 đồng/đòn tùy theo kích cỡ... Mỗi dịp Tết, gia đình cụ Ích làm khoảng 2.000 đòn bánh tét để phục vụ khách hàng, hoạt động hết liên tục đến tận chiều 29 Tết mới ngưng đỏ lửa, bánh sau khi thành phẩm có thể sử dụng trong một tuần.

Dù tuổi đã cao nhưng cụ Ích vẫn đau đáu "giữ lửa" cho nồi bánh tét đã gầy dựng 40 năm qua, đôi tay cụ siết từng đòn bánh chắc nịch, thoăn thoắt. Ảnh: TÚ NGÂN

Dù tuổi đã cao nhưng cụ Ích vẫn đau đáu "giữ lửa" cho nồi bánh tét đã gầy dựng 40 năm qua, đôi tay cụ siết từng đòn bánh chắc nịch, thoăn thoắt. Ảnh: TÚ NGÂN

Những chiếc bánh sau khi thành phẩm được mang nấu trong nước sôi độ chừng 6 - 8 tiếng. Ảnh: TÚ NGÂN

Những chiếc bánh sau khi thành phẩm được mang nấu trong nước sôi độ chừng 6 - 8 tiếng. Ảnh: TÚ NGÂN

Trong quá trình nấu, phải thường xuyên thêm củi, châm thêm nước vào nồi. Ảnh: TÚ NGÂN

Trong quá trình nấu, phải thường xuyên thêm củi, châm thêm nước vào nồi. Ảnh: TÚ NGÂN

Tránh để cạn, và phải xoay đều đòn bánh để bánh tét chín đều... Ảnh: TÚ NGÂN

Tránh để cạn, và phải xoay đều đòn bánh để bánh tét chín đều... Ảnh: TÚ NGÂN

Những chiếc bánh chín được cụ Ích vớt ra...

Những chiếc bánh chín được cụ Ích vớt ra...

...ngâm vào nước lạnh 20 phút cho ráo nước phục vụ khách hàng gần xa. Ảnh: TÚ NGÂN

...ngâm vào nước lạnh 20 phút cho ráo nước phục vụ khách hàng gần xa. Ảnh: TÚ NGÂN

Nối nghiệp mẹ đã hơn chục năm, anh Nguyễn Minh Trị (44 tuổi, con trai út của cụ Ích) cho biết thêm, để có được một chiếc bánh thơm ngon, cần phải kỹ lưỡng chọn loại nếp, dùng màu lá dứa tự nhiên, trứng muối do chính tay ở nhà tự làm, lựa chọn loại thịt tươi ngon.

“Nếp và đậu phải được ngâm trong một thời gian nhất định, trễ một chút hay sớm một chút đều sẽ không được chuẩn vị. Sau khi nấu bánh từ 6 - 8 tiếng, bánh vừa chín thì vớt ra cho vào lu nước lạnh trong vòng 20 phút rồi mới treo lên, để ráo. Như vậy, bánh sẽ được dẻo hơn, hương vị đậm đà và chuẩn vị.” - anh Trị nói.

Đòn bánh tét to tròn giản đơn nhưng thể hiện ước mong về cuộc ấm no, đủ đầy của người dân Nam Bộ. Ảnh: TÚ NGÂN

Đòn bánh tét to tròn giản đơn nhưng thể hiện ước mong về cuộc ấm no, đủ đầy của người dân Nam Bộ. Ảnh: TÚ NGÂN

Nhân bánh béo ngậy hòa cùng lớp vỏ bánh dẻo thơm, có thể ăn kèm với dưa món, củ kiệu, hoặc chiên giòn chấm nước tương để thêm đậm đà. Ảnh: TÚ NGÂN

Nhân bánh béo ngậy hòa cùng lớp vỏ bánh dẻo thơm, có thể ăn kèm với dưa món, củ kiệu, hoặc chiên giòn chấm nước tương để thêm đậm đà. Ảnh: TÚ NGÂN

Một mùa Xuân nữa lại về, những đòn bánh bánh tét được dâng lên cúng tổ tiên, hay tặng biếu bà con họ hàng chính là nét đẹp truyền thống cần được lưu truyền cho con cháu đời sau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TÚ NGÂN thực hiện ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN