Xót xa nhìn bé trai đầu căng tròn như quả bóng nước nằm chờ chết
Cả người bé chỉ khoảng 20kg nhưng đầu nặng đến 15kg, căng mọng như quả bóng nước, có thể vỡ tung bất cứ lúc nào.
Bệnh nhi Đoàn mắc bệnh não úng thủy nặng nên đầu căng tròn như quả bóng nước
Đầu toàn nước, có thể vỡ bất cứ lúc nào
Nằm tại khoa Cấp cứu – Chống độc của Bệnh viên nhi Trung ương, một bệnh nhi với cái đầu to lạ thường, da đầu căng mọng, hằn lên những đường gân, mạch máu chực trào như muốn vỡ ra, tóc lưa thưa… không khỏi khiến nhiều người rùng mình, cám cảnh.
Đó là bệnh nhi Bùi Trung Đoàn (13 tháng tuổi), ở làng Chầm, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Sáng 26/10, trao đổi với PV, chị Bùi Thị Hoa (SN 1998) - mẹ cháu Đoàn sụt sùi: “Gia đình đang chuẩn bị cho cháu về quê. Bác sĩ nói đầu con tôi chỉ toàn nước nên khó cứu chữa, mang về nhà sống được ngày nào hay ngày đó”.
Theo chị Hoa, bệnh của cháu Đoàn đã được phát hiện từ lâu nhưng gia đình không có tiền chạy chữa. Ngày 25/10, được sự giúp đỡ của một nhóm tình nguyện, gia đình chị đưa cháu ra Hà Nội khám bệnh. Tuy nhiên, tất cả đã quá muộn.
Chị Hoa – mẹ bé Đoàn chăm sóc con trai tại bệnh viện Nhi trung ương
Chị Hoa cho biết, khi mang thai cháu Đoàn, chị ăn uống bình thường, có đi tiêm phòng và không uống thuốc kháng sinh. Trong thời kỳ mang thai, chị Hoa cũng đi siêu âm nhưng các bác sĩ không phát hiện ra dị tật, kết quả mỗi lần siêu âm đều cho thấy thai nhi phát triển bình thường.
Khi sinh, đầu của cháu Đoàn to hơn những trẻ bình thường khác, hai bên đầu sờ vào rất mềm. Tuy nhiên, 3 tháng đầu, Đoàn ăn ngủ tốt, không quấy khóc.
“Từ tháng thứ 3 trở đi, đầu của cháu to bất thường. Đến khi được 7-8 tháng tuổi, cháu vẫn chơi với mọi người, có nhiều khi quấy khóc nhưng người lớn chơi đùa với cháu thì cháu lại vui vẻ.
Từ tháng thứ 10 đến nay, tay của cháu bị co lại, không giơ được lên đầu nữa. Đến thời điểm hiện tại, đầu cháu phình to ra khiến mắt không nhìn thấy và lúc nào gia đình cũng chỉ sợ đầu con bị vỡ ra. Soi đèn pin qua đầu chỉ toàn thấy nước chứ không thấy não đâu”, chị Hoa ngân ngấn nước mắt.
Trọng lượng toàn bộ cơ thể của cháu Đoàn khoảng 20kg nhưng riêng phần đầu đã nặng khoảng 15kg. Các mạch máu trên đầu nổi lên, da đầu căng mọng như muốn vỡ ra…
Bệnh nhi tiên lượng xấu
Bà Lê Thị Mạo – mẹ chị Hoa cho hay, từ khi sinh ra, Hoa đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Gia đình nghèo khó, bố lại mất sớm, chị gái đi lấy chồng nên chỉ còn 2 mẹ con nương tựa vào nhau, sống dựa vào mấy sào ruộng.
Năm Hoa lên 16 tuổi thì nảy sinh tình cảm và có bầu với một thanh niên cùng làng. Sau đó, 2 người không đăng ký kết hôn mà chỉ làm vài mâm cơm mời họ hàng rồi về ở với nhau.
“Khi con gái tôi sinh cháu được 2 ngày thì chồng nó thấy dị tật liền bỏ đi không một lời hỏi han. Tôi thương 2 mẹ con nó nên đón về nhà chăm sóc”, bà Mạo nói.
Dù biết bệnh tình của con nhưng nhiều lần chị Hoa đưa con đi viện rồi lại phải đưa về do không có tiền trả viện phí.
Hiện cháu Đoàn vẫn ăn mỗi ngày được một bát cơm, vẫn nhận thức được và đã bắt đầu biết cất tiếng gọi “mẹ”, “bà”.
TS.BS Trương Mai Hồng - Phó Trưởng khoa cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, bệnh nhi Đoàn mắc chứng bệnh não úng thủy nặng. Não toàn nước nên tiên lượng rất xấu. Bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào nếu não bị vỡ ra.
“Não của cháu Đoàn toàn nước, mí mắt sụp xuống, dịch tay chảy ra ngoài rất khó để điều trị, chúng tôi chỉ có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhi”, bác sĩ Hồng nói.
Theo bác sĩ Hồng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh não úng thủy, riêng với trường hợp bệnh nhi Đoàn có thể là do bẩm sinh. Bệnh não úng thủy nếu không được mổ sớm, nhu mô não bị chèn ép, gây ra những di chứng nghiêm trọng cho trẻ như mù, điếc, liệt hai chi...
Tuổi phẫu thuật tốt nhất cho trẻ là dưới 6 tháng hoặc càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện. Nếu trẻ được mổ sớm, đầu sẽ không bị to ra và trí tuệ của trẻ vẫn phát triển bình thường.
Hai chiếc răng nanh mọc ngược cùng với sở thích ăn thịt động vật sống khiến người dân ở đây gọi cô bé là “ma cà...