"Xóm đường ray" ở HN gây sốc trên báo nước ngoài
Trong một lần đến thăm Việt Nam, nhiếp ảnh gia người Ấn Độ Ashit Desai đã chụp lại cuộc sống nhộn nhịp của người dân hai bên đường ray tàu hỏa chạy qua lòng Thủ đô Hà Nội.
Tuyến đường sắt nội đô Hà Nội chạy cắt qua những con phố nhỏ hẹp, hướng tới cầu Long Biên. Dọc hai bên đường ray có các cửa hàng cắt tóc, bán quần áo, thực phẩm. Đường ray cũng là nơi người dân sinh hoạt và trẻ em vui chơi.
Vì biết rõ thời gian những đoàn tàu chạy qua, nên người dân sinh hoạt và buôn bán rất thoải mái ngay trên đường ray. Mỗi khi tàu chuẩn bị chạy qua, người dân lại hối hả dọn dẹp hàng quán và vật dụng gia đình khỏi đường ray và mọi việc trở lại bình thường sau đó.
Tình trạng người dân sống hai bên đường ray cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ người chết do tai nạn đường sắt ở Việt Nam. Nhiều trường hợp tử vong là do đi qua các đường ngang được mở trái phép. Hiện có khoảng 5.000 đường ngang mở trái phép qua đường sắt ở Việt Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc sống của người dân hai bên đường ray giữa lòng Thủ đô Hà Nội:
Một đoàn tàu chạy qua cửa hàng thời trang ở Hà Nội, trong khi một người đàn ông ngồi trên xe máy chờ tàu đi qua.
Một phụ nữ bế em bé ngồi cạnh đường ray tàu hỏa. Nhà dân và cửa hàng nằm ngay sát đường ray.
Tuyến đường sắt nội đô ở Hà Nội chạy qua những đường phố nhỏ, chật hẹp.
Người lớn và trẻ em vô tư sinh hoạt ngay trên đường ray tàu hỏa.
Người dân sống hai bên đường ray nắm rất rõ lịch trình của các đoàn tàu đi qua, nên họ có thể tận dụng thời gian tàu không chạy qua để buôn bán và vui chơi ngay trên đường ray.
Nhiếp ảnh gia người Ấn Độ Ashit Desai đã chụp lại cuộc sống của dân hai bên đường ray trong chuyến du lịch của ông tới Thủ đô Hà Nội.
Nhiếp ảnh gia 54 tuổi cho biết, các hoạt động thường ngày như: cắt tóc, bán thực phẩm, trẻ em vui chơi diễn ra ngay trên đường ray.
Người dân thản nhiên đi ngang qua đường ray vì họ biết rất rõ lịch trình tàu chạy.
Một nhân viên đường sắt đẩy rào chắn sau khi tàu chạy qua tại một đoạn đường giao cắt.
Bất chấp nguy hiểm, người dân vẫn sinh hoạt bình thường ngay sát đường ray.
Việt Nam có khoảng 5.000 đường ngang trái phép qua đường sắt
Những người bán dạo đi dọc đường ray ở trung tâm Hà Nội.
Một người đàn ông rửa rau ngay cạnh đường ray.