Xét xử ông Đinh La Thăng: “Nóng” đối đáp giữa luật sư với VKS về “lợi ích nhóm”

Sự kiện: Ông Đinh La Thăng

Các luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng đã đưa ra quan điểm đối đáp lại phần tranh luận của đại diện Viện kiểm sát cho rằng có lợi ích nhóm trong việc chỉ định thầu cho PVC.

Xét xử ông Đinh La Thăng: “Nóng” đối đáp giữa luật sư với VKS về “lợi ích nhóm” - 1

Bị cáo Đinh La Thăng.

“Quy trình bổ nhiệm cất nhắc có căn cứ nào sai?”

Chiều 15.1, phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN và Tổng Cty xây lắp Dầu khí Việt Nam – PVC tiếp tục với phần đối đáp của các luật sư.

Tranh luận với quan điểm đại diện Viện kiểm sát (VKS) đưa ra trước đó, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (người bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV PVN) cảm ơn sự cẩn trọng của VKS khi dành cả buổi sáng đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư. Tuy nhiên, luật sư cho rằng, nội dung đáp lại bộc lộ một số điểm cần có ý kiến lại.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng, sai sót trong hợp đồng EPC số 33 không thuộc trách nhiệm ông Thăng vì ông lãnh đạo đề ra chủ trương, thay mặt HĐTV ban hành nghị quyết chứ không phải người thực hiện.

Về vấn đề tạm ứng, luật sư cho rằng VKS áp dụng điều 68 Luật Dân sự 2005 là có sự lẫn lộn. Nếu là tranh chấp phát sinh của hai doanh nghiệp thì việc áp dụng điều 68 là đương nhiên. Nhưng vụ án đang xem xét dựa trên vi phạm pháp luật hình sự, hậu quả là thực tế diễn ra chứ không phải hậu quả tương lai.

Xét xử ông Đinh La Thăng: “Nóng” đối đáp giữa luật sư với VKS về “lợi ích nhóm” - 2

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đối đáp lại tranh luận của VKS.

Về vấn đề VKS nhận định có tính lợi ích nhóm trong việc ông Thăng chỉ định thầu cho PVC, luật sư Thiệp cho rằng đây là quy kết thiếu thuyết phục.

“Với lập luận cho rằng do ông Thuận (bị cáo Vũ Đức Thuận – nguyên Tổng giám đốc PVC), ông Thanh (bị cáo Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT PVC) là do ông Thăng cất nhắc, bổ nhiệm cho nên có ưu ái chỉ định PVC làm tổng thầu. Có căn cứ nào để xác định việc cất nhắc bổ nhiệm cán bộ trong doanh nghiệp mà ông Thăng có lợi ích gì trong việc đó? Quy trình bổ nhiệm cất nhắc có căn cứ nào sai? Nếu có thì chỉ ra để thấy sự ràng buộc, còn việc lãnh đạo thấy cán bộ đáp ứng yêu cầu, đủ khả năng thì thậm chí tìm mọi cách lôi kéo nhân sự về là bình thường. Nhưng đâu phải vì cất nhắc mà ưu ái…?”, luật sư Thiệp nói.

Cần phân định hành vi nào nghiêm trọng nhất trong chuỗi vi phạm

Tiếp sau luật sư Thiệp, luật sư Đào Hữu Đăng (người bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng) cũng nêu quan điểm đối đáp của mình. Luật sư Đăng cho rằng, phần đối đáp của đại diện VKS có nhiều tình tiết chi tiết hơn so với bản luận tội đã trình bày trước đây và dành thời gian rất nhiều để chứng minh rằng PVC không đủ năng lực và ông Thăng dù biết nhưng cố tình chỉ định PVC làm tổng thầu.

“Việc đánh giá năng lực nhà thầu phải dựa trên tiêu chuẩn nào để đánh giá không đủ năng lực? Lắng nghe tiêu chuẩn VKS đưa ra chỉ là PVC chưa từng là dự án lớn như vậy, chưa từng là chủ thầu để từ đó đánh giá PVC không đủ năng lực. Nếu chỉ dựa tiêu chí này để đánh giá như vậy thì có hợp lý hay không? Nếu chỉ vậy thì không có cầu Chương Dương, vì trước khi xây cầu không có doanh nghiệp đủ năng lực xây cây cầu này. Nếu áp dụng vậy thì không có giàn khoan 30m, 70m, nửa chìm, đưa Việt Nam xếp vào hàng nước làm được giàn khoan nổi. Nếu dựa theo tiêu chí này đã không có thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Lai Châu vì trước khi làm các doanh nghiệp Việt đâu đủ năng lực, trình độ để làm”, luật sư Đăng nêu quan điểm.

Luật sư Đăng cũng cho rằng không có căn cứ nói rằng bị cáo Đinh La Thăng chỉ đạo ký kết 33 không đủ căn cứ pháp lý vì không có động cơ. Động cơ ở đây chính là từ PVC, vì họ muốn nhận được dự án, nhận được tiền nên ký hợp đồng. Giả sử cả quy trình tạm ứng sai thì theo luật sư, nếu không sử dụng trái phép thì không có hậu quả, là không có tội. Việc dẫn đến hậu quả thì trách nhiệm nặng nhất thuộc về người sử dụng.

Cuối cùng luật sư Đăng cho rằng, mình nhất trí với đánh giá của VKS cho rằng đây là chuỗi hành vi, hành vi này là tiền đề cho hành vi khác. Tuy nhiên, trong chuỗi hành vi đấy thì hành vi nào là nghiêm trọng nhất thì cần phân định, chứ không phải hành vi đầu là nghiêm trọng nhất, còn hành vi cuối là nhẹ nhất. Xem xét để từ đó có lượng hình chính xác.

Chỉ có ông Trịnh Xuân Thanh không nhận tội tham ô

Theo VKS, nhóm tội tham ô có 9/10 bị cáo khai nhận tội (ngoại trừ bị cáo Trịnh Xuân Thanh) và hầu như không có ý kiến gì...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Lực ([Tên nguồn])
Ông Đinh La Thăng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN