Xét xử nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Cậu cháu Út "trọc" đổ lỗi cho nhau

Sự kiện: Thời sự

Tại phiên toà sáng 19-5, Vũ Thị Hoan nguyên giám đốc Công ty Yên Khánh, cùng thuộc cấp khai mọi điều hành Yên Khánh đều do Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") chỉ đạo nhưng Út "trọc" lại phủ nhận việc này.

Sáng nay 19-5, phiên xét xử sơ thẩm đối với nguyên Đô đốc, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến, cùng với Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") và 6 bị cáo trong vụ án liên quan sai phạm tại khu "đất vàng" trên đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM tiếp tục với phần xét hỏi.

Theo cáo trạng, năm 2005, Đinh Ngọc Hệ (tức "Út trọc" nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng) nhờ Vũ Thị Hoan (cháu gọi Hệ bằng cậu) đứng tên giám đốc thành lập Công ty Yên Khánh. Hoan không có thực quyền, mọi việc đều làm theo chỉ đạo của Hệ.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại phiên toà

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại phiên toà

Tại tòa, bị cáo Phạm Văn Diệt, nguyên phó giám đốc Công ty Yên Khánh, nói bản thân chỉ là nhân viên, mọi hoạt động tại Yên Khánh đều do Đinh Ngọc Hệ chỉ đạo.

Tương tự tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Vũ Thị Hoan, nguyên giám đốc Công ty Yên Khánh, khai năm thành lập công ty Yên Khánh, bị cáo 21 tuổi đang là sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Công nghiệp TP HCM. Thời điểm đó, bị cáo được cậu là Đinh Ngọc Hệ nhờ đứng tên cùng công ty.

Đối chất với việc này, bị cáo Út "trọc" khẳng định bị cáo Hoan khai như vậy là không đúng. Ngoài ra, bị cáo Út "trọc" còn khai bị cáo không có lợi nhuận ở Công ty Yên Khánh, chỉ có công ty Thái Sơn Bộ Q.P. bị cáo góp cổ phần ở đó nên đã làm đúng chức trách, nhiệm vụ.

Tại phiên toà, bị cáo Út "trọc" thừa nhận có hỗ trợ Công ty Yên Khánh về tài sản, vốn của bị cáo. Tuy nhiên, việc hỗ trợ tài sản và vốn cũng chỉ là "tình con người với con người" và đúng với quy định của pháp luật.

Sau đó, HĐXX yêu cầu trình chiếu văn bản bảo lãnh vay vốn của bị cáo Đinh Ngọc Hệ cho Công ty Yên Khánh. HĐXX hỏi đây có phải chữ ký của bị cáo không? Bị cáo Đinh Văn Hệ nói: "Chữ viết là không phải nhưng chữ ký thì cũng gần đúng".

Tuy nhiên sau đó, HĐXX cho rằng tại cơ quan điều tra, bị cáo xác nhận chữ ký này là của bị cáo. Việc bảo lãnh cho công ty Yên Khánh nhằm mục đích gì? Bị cáo Đinh Ngọc Hệ đáp: "Bị cáo không rõ".

Bị cáo Út "trọc" tiếp tục phân trần bị cáo không hiểu gì nên ngay cả bên công ty của bị cáo có 3 phó giám đốc khi họ đưa gì thì bị cáo ký: "Tôi bảo lãnh khi có niềm tin. Tôi không cần quan hệ đặc biệt tôi vẫn hỗ trợ bảo lãnh được"- bị cáo này khai và cho biết bị cáo không hưởng lợi gì về việc bảo lãnh vay vốn cho công ty Yên Khánh.

HĐXX hỏi bị cáo Út "trọc" tại sao để công ty Yên Khánh đặt trụ sở ở nhà bị cáo? Bị cáo này đáp: "Ngôi nhà mang tên của bị cáo nhưng bị cáo không biết sao Yên Khánh đặt trụ sở ở đó, do mẹ bị cáo quản lý từ lâu".

Cũng theo cáo trạng, năm 2006, Hệ biết Quân chủng Hải quân có chủ trương chuyển mục đích sử dụng khu đất số 7-9 đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP HCM) sang làm kinh tế. Hệ đã chỉ đạo nhân viên lập tờ trình để Vũ Thị Hoan ký, gửi Quân chủng Hải quân xin liên kết đầu tư xây dựng và khai thác tòa nhà cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại tại khu đất số 7-9. Sau khi đàm phán thành công, ngày 4-9-2006, Hệ chỉ đạo Vũ Thị Hoan ký hợp đồng liên doanh với Công ty Hải Thành, thành lập Công ty TNHH Yên Khánh Hải Thành để thực hiện dự án tại khu đất số 7-9. Mặc dù Công ty Yên Khánh không góp 288 tỉ đồng theo đúng hợp đồng đã cam kết nhưng Hệ đã chỉ đạo thực hiện việc lừa các cơ quan chức năng để được cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ Công ty Hải Thành sang Công ty TNHH Yên Khánh Hải Thành.

Khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đất số 7-9 mang tên Công ty TNHH Yên Khánh Hải Thành, Hệ chỉ đạo Hoan, Diệt ký giả mạo chữ ký của Trần Trọng Tuấn (phó giám đốc Công ty Hải Thành), đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 7-9 bảo lãnh thế chấp cho các công ty của Hệ vay tiền tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Thành Đô.

Bị cáo Vũ Thị Hoan

Bị cáo Vũ Thị Hoan

Các Công ty của Út "trọc" được vay nhờ tài sản này gồm Yên Khánh 40% thế chấp để mua quyền thu phí cao tốc Trung Lương; Công ty BOT Việt Trì nhận 10% để xây cầu Việt Trì mới theo hình thức BOT; Công ty BOT và BT Quốc lộ 20 (liên doanh giữa Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng với Yên Khánh, Thái Sơn Bộ Q.P) nhận 8%...

Tại phiên toà, bị cáo Đinh Ngọc Hệ còn khai không biết khu đất 7-9 đường Tôn Đức Thắng. HĐXX dẫn chứng các bị cáo ở Quân chủng Hải quân khai bị cáo đến Công ty Hải Thành khi ký hợp đồng và một số lần đến để đàm phán hợp đồng. Tiếp đến, chủ tọa công bố nhiều hình ảnh thể hiện Đinh Ngọc Hệ có mặt tại các cuộc họp và theo lời khai của Phạm Văn Diệt, bị cáo có mặt để chủ trì việc triển khai dự án xây văn phòng cao ốc tại khu đất số 7-9.

Út "trọc" cho rằng: "Bị cáo khẳng định Diệt nói không đúng. Công ty của bị cáo, các cán bộ, Ban giám đốc có quan hệ, làm ăn rộng. Hôm đó (thời gian chụp ảnh- PV), bị cáo đi qua, vợ bị cáo xin pho tượng… để đặt bàn nên bị cáo dẫn vào cho vợ nhìn, hỏi tượng này được không? Bị cáo không liên quan, nói tên cuộc họp bị cáo mới biết".

Ông Nguyễn Văn Hiến thừa nhận sai phạm

Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến cùng các cựu cán bộ Quân chủng Hải quân đều thừa nhận mình đã có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hưởng ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN