Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ

Những chàng trai làng Triều Khúc (Hà Nội) với yếm, khăn mỏ quạ, má phấn môi son như nữ giới múa “Con đĩ đánh bồng” là tâm điểm của hội làng, thu hút đông đảo người dân trong làng và du khách thập phương.

Chiều 27.2 (tức mùng 9 tháng Giêng âm lịch), đông đảo người dân và du khách thập phương đổ về đình làng Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) xem hội. Lễ hội Triều Khúc được tổ chức trong ba ngày từ 9-12 tháng Giêng âm lịch.

Tương truyền, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Bố Cái Đại vương Phùng Hưng (dân gian gọi là Thánh của làng hay Thành hoàng làng) là người có công giành lại nền tự chủ.

Một trong những trò vui được nhiều người ưa thích nhất là trò múa "con đĩ đánh bồng”. Đây là một điệu múa cổ do các chàng trai giả gái biểu diễn.

Trong bộ quần áo mớ ba mớ bẩy, cộng với hoá trang má phấn môi son, mắt lá dăm, khăn mỏ quạ, các “cô gái” vừa nhún nhảy vừa vỗ trống bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, ngộ nghĩnh. Đây là tiết mục sinh động và độc đáo nhất trong lễ hội Triều Khúc.

Ông Triệu Đình Hồng (nghệ nhân làng Triều Khúc) cho biết: Điệu múa này là điệu múa “Con đĩ đánh bồng” của nhà thánh cách đây hơn 1.000 năm. Thời đó quân không có nữ cho nên vua mới cho trai giả gái để mua vui cho binh lính khi thắng trận. Trai mặc trang phục theo nữ giới như yếm, khăn mỏ quạ, múa phía ngoài múa “Con đĩ đánh bồng” để mua vui, khích lệ tinh thần các binh sĩ. Trong cung vua uống rượu, nghe hát, xem múa.

Triệu Khắc Thảo (27 tuổi), người được chọn múa chia sẻ: Người được chọn trước hết phải là thanh niên trong làng và phải có lối sống lành mạnh, ngoan ngoãn. Tập trong vòng 1 tháng mới gần thành thạo điệu múa.

Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 1
Người Triều Khúc cho khoảng 8-12 người con trai là nam thanh niên khoẻ mạnh đóng giả làm đàn bà, con gái đi theo “ve vãn” chung quanh những người khiêng kiệu và nhảy múa vào trong đình.

Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 2
Tất cả nam thanh niên đều được mặc váy yếm đào, trang điểm khăn mỏ quạ.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 3
Phía trước bụng mỗi người đeo một cái trống dài gọi là trống bồng.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 4
Các chàng trai trong làng giả gái, đánh phấn tô son, lả lơi theo điệu múa "con đĩ đánh bồng".
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 5
Tương truyền, điệu múa trai giả gái này ban đầu được nghĩ ra để động viên, khích lệ tinh thần quân sĩ. Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, múa bồng Triều Khúc vẫn được bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 6
Nét đẹp của điệu múa "con đĩ đánh bồng" không chỉ được thể hiện ở động tác, mà còn bằng biểu cảm của ánh mắt, nụ cười.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 7
Mỗi người sẽ đeo 1 cái trồng bồng trong khi múa.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 8
Cử chỉ điệu đà như các cô gái của trai làng Triều Khúc.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 9
Trong các cuộc lễ hội của làng Triều Khúc thường có rước kiệu.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 10
Các em nhỏ múa điệu sinh tiền phía trước kiệu.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 11
Lúc đối mặt, lúc đối lưng, hai người múa thành cặp trông như đôi trai gái yêu nhau.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 12
"Cô gái mặt hoa da phấn" điệu đà múa bồng.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 13
Hai "cô gái" khi giáp mặt thì nhìn nhau thẹn thùng, khi cách xa thì trao nhau ánh mắt lẳng lơ.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 14
Các cụ cao niên trong làng, ăn mặc theo kiểu xưa đi sau kiệu vua.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 15
"Cô gái mặt hoa da phấn" điệu đà múa bồng.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 16
Nụ cười duyên của “cô gái”.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 17
Nhìn là vậy, nhưng các chàng trai đổ mồ hôi sau mỗi màn múa.
Xem trai Thủ đô giả gái lẳng lơ - 18
Một số thiếu nữ chạy vào đọ xem ai xinh hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN