Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ

Ông Đỗ Quốc Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng tỉnh Thái Bình cho biết, chiếc xe Volkswagen do gia đình bà Đặng Thị Tuyết Mai (Đặng Thị Thiệp) - vợ của anh hùng LLVTND Trần Văn Lai (Năm U.Som; Mai Hồng Quế - nhân vật Tư Chung, chủ hãng sơn Đông Á trong bộ phim Biệt Động Sài Gòn nổi tiếng) được bày trang trọng ngay giữa đại sảnh của bảo tàng này.

Chiếc xe kỷ vật

Theo ông Tuấn, chiếc xe Volkwagen, biển số EL-6899 của Đức được tiếp nhận và trưng bày tại Bảo tàng Thái Bình từ ngày 28/4/2017. Đây là chiếc xe kỷ vật gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của ông Trần Văn Lai, đồng thời là vật chứng cho những trận đánh kiên cường trong lòng địch của lực lượng Biệt động Sài Gòn huyền thoại.

"Từ ngày trưng bày chiếc xe, nhiều người Thái Bình mới biết rằng Tư Chung, nhân vật điệp báo tài ba trong phim Biệt đồng Sài Gòn chính là ông Trần Văn Lai, một người con của quê hương Thái Bình. Nhiều trường học, cơ quan sau khi đến bảo tàng đã tổ chức chiếu lại phim Biệt động Sài Gòn cho học sinh, cán bộ xem", ông Thơm khoe.

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 2

Hồ sơ phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND của ông Trần Văn Lai cho biết, ông sinh ngày 10/10/1920 tại xã Vũ Đông, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm và trở thành một trong những chiến sĩ biệt động mưu trí trong lòng địch.

Với biệt danh Năm U.Som, trong vỏ bọc của nhà thầu khoán chuyên thực hiện công tác nội thất, cải tạo, tu sửa trong Dinh Độc Lập và tham gia Cơ quan viện trợ hậu cần U.S.U.M của Mỹ nên ông có cơ hội "trèo cao, luồn sâu" vào bộ máy đầu não của địch để thu thập tin tức, vẽ sơ đồ, bản đồ các địa bàn chiến lược của địch báo về vùng giải phóng để lên kế hoạch chuyển vũ khí vào nội thành Sài Gòn.

Ngay tại nhà ông đã xây dựng hầm chứa vũ khí, hầm ém quân phục vụ đánh vào các vị trí then chốt của chính quyền Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân 1968 như Dinh Độc Lập, Toà Đại sứ Mỹ, Đài Phát thanh.... Ông cũng là người trực tiếp lái xe đưa đón các lãnh đạo biệt động, lãnh đạo quân khu ra vào nội thành Sài Gòn để điều nghiên, trinh sát… 

Theo bà Đặng Thị Tuyết Mai, vợ của Anh hùng Trần Văn Lai thì ông Lai có 3 chiếc xe ô tô phục vụ công việc và nhiệm vụ tình báo. Ngoài chiếc hiến tặng bảo tàng Thái Bình, 2 xe còn lại là chiếc ô tô hiệu Hino Picup có số đăng bộ (biển số xe) là EC-6045 (hiện đang được Viện Bảo tàng Binh chủng đặc công tại Hà Nội mượn trưng bày) và chiếc ô tô hiệu Ci Troen có số đăng bộ là NCE- 345 (hiện đang được Nhà trưng bày Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh mượn trưng bày). 

Cũng theo bà Mai, chiếc xe Volkwagen đã hiến tặng bảo tàng Thái Bình được ông Trần Văn Lai mua trước năm 1968 để sử dụng ra vào nội thành hoạt động bí mật. Trong vỏ bọc của một nhà thầu khoán hào hoa, giàu có, có chân trong cơ quan viện trợ hậu cần của Mỹ, ông Năm Lai thường lái chiếc xe này ra vào các nơi đầu não của Mỹ - Ngụy để nghiên cứu, trinh sát tình hình.

Đây cũng là chiếc xe trực tiếp chở các đồng chí lãnh đạo quân khu Sài Gòn - Gia Định như đồng chí Tư Qùy (Nguyễn Ngọc Lộc); đồng chí Ba Đen (Thủ trưởng đơn vị biệt động 159, trực tiếp đánh Toà Đại sứ Mỹ), đồng chí Hai Trí (đơn vị bảo đảm A20), vào nội thành Sài Gòn để điều nghiên, chỉ đạo tổng công kích, tổng khởi nghĩa tết Mậu Thân - 1968.

Cũng chính dưới tấm nệm và trong lốp dự phòng của chiếc xe này, nhiều bản đồ chiến lược đã được chuyển ra vùng giải phóng, không chỉ phục vụ chiến dịch Mậu Thân 68 mà cả chiến dịch Hồ Chí Minh sau này.

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 4

Sau chiến dịch Mậu Thân, ông Năm Lai bị lộ, bị địch truy nã, trao giải thưởng cho ai bắt được ông nên phải rút vào hoạt động bí mật. Tuy nhiên, sau giải phóng, ông vẫn dùng chính chiếc xe này để đón gia đình, người thân từ Thái Bình vào thành phố Hồ Chí Minh.

Dưới đây là một số hình ảnh về chiếc xe Volkwagen đang được trưng bày tại Bảo tàng Thái Bình:

Chiếc xe được trưng bày trang trọng sảnh chính của Bảo tàng Thái Bình.

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 5

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 6

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 7

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 8

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 9

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 10

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 11

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 12

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 13

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 14

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 15

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 16

Ngoài chiếc xe, gia đình ông Lai còn tặng Bảo tàng Thái Bình nhiều hiện vật liên quan đến công tác điệp báo của ông.

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 17

Bộ đồ nghề ông Lai dùng khi thực hiện nghề sửa chữa, trang trí nội thất tại Dinh Độc Lập.

Xe Volkswagen của "Trùm tình báo Tư Chung" - 18

Chiếc lon Guy- gô dùng để giấu tiền, tài liệu tại nhà ông Lai trước khi chuyển ra vùng giải phóng

Sự kiện: Thời sự
Thứ Tư, ngày 01/05/2019 09:00 AM (GMT+7)
Theo Hoàng Long- Bảo Anh ([Tên nguồn])
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN