Xe ưu tiên ở nước ngoài đi thế nào trên đường cao tốc?
Tại các quốc gia phát triển, hệ thống đường giao thông thuận tiện và ý thức người dân cao nên các loại xe ưu tiên lưu thông rất dễ dàng khi đi thực hiện nhiệm vụ.
Ngày 18/3 vừa qua, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra giữa xe khách và xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (huyện Thường Tín, Hà Nội) làm một cảnh sát PCCC tử vong. Chiếc xe khách đã đâm mạnh vào xe cứu hỏa khi xe này đang trên đường đi làm nhiệm vụ và rẽ ngược chiều vào đường cao tốc.
Vụ tai nạn hi hữu này khiến cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc xác minh lỗi thuộc xe nào, vì theo quy định các loại xe ưu tiên, trong đó có xe cứu hỏa được phép đi ngược chiều. Trong khi đó, vận tốc xe khách lúc xảy ra tai nạn là 88km/h, trong giới hạn cho phép.
Một số ý kiến cho rằng vì hệ thống giao thông và quy định về an toàn giao thông ở Việt Nam chưa phù hợp khiến xe ưu tiên chưa được "ưu tiên". Vậy hãy xem ở nước ngoài, xe ưu tiên đi như thế nào trên đường cao tốc?
Clip: Xe ưu tiên chạy trên đường cao tốc ở các nước phát triển
Tại các quốc gia phát triển, với hệ thống đường giao thông và cao tốc thuận tiện, đường thường chia làm 4 tới 6 làn xe. Làn khẩn cấp, ưu tiên và cứu hộ sẽ nằm ở bên tay phải.
Tại Trung Quốc, đường ưu tiên nằm bên phải bên cạnh 4-6 làn thông thường. Bất kì phương tiện nào dừng đỗ trên làn đường ưu tiên ở Trung Quốc đều có thể bị xử phạt.
Ở Mỹ, 2 làn ngoài cùng bên trái gọi là làn “kim cương”. Làn này dành cho những người có giấy ưu tiên hoặc đi xe từ 2 người trở lên. Mục đích của việc này là giảm ùn tắc giao thông khi các xe chỉ có 1 người chạy chen vào làn ngoài cùng bên trái. Làn ngoài cùng bên phải là dành cho các xe nhập vào xa lộ.
Tại Nhật Bản, đường cao tốc cũng có từ 4-6 làn và tốc độ tối thiểu là trên 50km/giờ. Các xe như máy kéo với tốc độ thấp bị cấm không được lưu thông trên đường cao tốc. Trong trường hợp sự cố xảy ra và các xe ưu tiên cần vào đường cao tốc, các phương tiện sẽ dạt hết sang bên trái hoặc dành một lối đi ở giữa.
Tại Slovenia, khi xe cứu hỏa lưu thông ở làn đường cao tốc đang tắc cứng, lính cứu hỏa sẽ nhảy xuống, hướng dẫn các xe khác nhường đường và sau đó lại lưu thông bình thường.
Ở Đức, khi một xe cứu thương cần làm nhiệm vụ, tất cả các xe đều đi chậm, dạt sang 2 bên và nhường một lối đi ở giữa.
Với quốc gia như Nga, ý thức của người dân cũng rất cao. Các phương tiện sẽ dạt hết sang 2 bên, dành một lối đi ở giữa để xe cứu thương thoải mái đi lại dễ dàng trên đường cao tốc.
Tại Mỹ, khi có sự cố xảy ra, xe cứu hỏa lập tức lao trên đường ưu tiên tới thực hiện nhiệm vụ mà không bị bất kì phương tiện nào cản trở.
Clip: Xe cứu hỏa liên tục xin nhường đường nhưng rất ít xe chủ động tấp vào lề đường ở Việt Nam
“Mỗi lần di chuyển, xe chỉ nhích được 1-2 m, trong khi đó bệnh nhân thì nặng, không tự thở được”, anh Vũ Đức Hải,...