Những vật dụng độc đáo như xe đạp phượng hoàng, quạt tai voi hay tem phiếu nhòe chữ, ngả màu do thời gian,... đã làm sống lại một thời tuy thiếu thốn nhưng hạnh phúc và ấm áp tình người.
Một không gian nhỏ với những hình ảnh thời bao cấp khiến ai bước vào cũng sẽ thổn thức khi nhớ về một thời đầy gian khó - “Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37” trên phố Nam Tràng (Ba Đình, Hà Nội).
Chủ nhân của quán, anh Phạm Quang Minh, một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội với những kỉ niệm sâu sắc về thời bao cấp cho biết, quyết định mở không gian quán thời kỳ bao cấp để người già đến sống lại ký ức, người trẻ tìm đến để xem thời ông bà mình đã sống như thế nào.
Toàn bộ quán được trang trí từ những vật dụng còn sót lại từ những năm 1976 – 1986, như chiếc xe đạp phượng hoàng, quạt tai voi. Những vật dụng này có tuổi đời vài chục năm, được chủ quán kì công thu thập trong nhiều năm.
Các vật dụng gia đình thời bao cấp như bát đĩa tráng men, siêu nhôm... đã ngả màu thời gian.
Hồi ấy, có một chiếc quạt con cóc cũng là ước mơ của bao gia đình. Đây cũng là kỷ vật gắn liền với mùa hè thời bao cấp.
Ngoài quạt con cóc thì quạt tai voi của Nga cũng là “báu vật” của nhiều gia đình thời điểm đó.
Một chiếc đồng hồ để bàn thời bao cấp.
Thời đó, những gia đình nào sở hữu chiếc tivi đen trắng chứng tỏ rất khá giả.
Đài cassette, radio là những món đồ đắt đỏ thời bao cấp.
Những đôi dép nhựa Tiền Phong.
Tem phiếu từng được xem như “báu vật” trong nhà, bởi mất là không có cái ăn.
Chiếc đèn cũ kĩ, hoen gỉ nhưng là những vật dụng giá trị của thời kì trước.
Chiếc cốc hoa huyền thoại của ngày xưa.
Bộ bàn ghế được xem là tài sản vô cùng giá trị trong thời kì bao cấp.
Chiếc xe đạp nữ "vang bóng một thời".