Xe buýt riêng cho nữ: Sẽ tránh được hành động sàm sỡ

“Không người phụ nữ nào lại không trải qua ít nhất một lần trong đời bị quấy rối tình dục”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, TS Khuất Thu Hồng nhận định.

Trong cuộc họp về vấn đề giao thông Hà Nội ngày 23/12, Phó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng chỉ đạo Tổng Công ty vận tải Hà Nội nghiên cứu thí điểm tuyến xe buýt dành riêng cho phụ nữ.

Chủ trương được đưa ra sau khi Tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam, ActionAid Quốc tế tại Việt Nam công bố kết quả khảo sát, 31% nữ sinh từng bị quấy rối trên xe buýt, 20% người chứng kiến trẻ em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt nhưng không hành động gì.

Phụ nữ nào cũng từng bị quấy rối tình dục

Bày tỏ quan điểm về việc có xe buýt riêng cho phụ nữ, nhà tâm lý học, chuyên gia nghiên cứu về giới tính, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, TS Khuất Thu Hồng cho biết: “Tôi nghĩ nhiều phụ nữ sẽ rất cảm động và đánh giá cao sự quan tâm của Hà Nội, cá nhân ông Nguyễn Quốc Hùng và Tổng Công ty Vận tải Hà Nội”. Bởi ngay sau khi nắm được thông tin, các đơn vị liên quan đã có những động thái giải quyết vấn nạn trên.

Xe buýt riêng cho nữ: Sẽ tránh được hành động sàm sỡ - 1

Phụ nữ nào cũng từng bị quấy rối tình dục (Ảnh minh họa)

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội nhận định, không người phụ nữ nào lại không trải qua ít nhất một lần trong đời bị quấy rối tình dục.

Theo TS Hồng, nạn nhân của quấy rối tình dục thường không được bảo vệ và bênh vực mà trái lại thường bị nghi ngờ, chê trách bởi bạn bè, đồng nghiệp, cha mẹ và những người xung quanh.

“Nghịch lý ở chỗ, sự trừng phạt không dành cho thủ phạm mà lại dành cho nạn nhân bị quấy rối”, TS. Khuất Thu Hồng nhận xét

Theo TS Hồng, khởi nguồn của vấn nạn này xuất phát từ quan niệm truyền thống trọng nam khinh nữ. Câu tục ngữ “làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta chòng” đã bao biện cho hành vi quấy rối tình dục đối với phụ nữ từ bao đời nay.

Xã hội coi việc đàn ông chọc ghẹo và sàm sỡ phụ nữ là tự nhiên. Chính vì vậy rất nhiều người đàn ông cho mình quyền được nghiễm nhiên quấy rối chị em mà không bị lên án.

“Phụ nữ thì chỉ biết than thân trách phận tại sao mình lại sinh ra là phụ nữ để bị xúc phạm, chỉ biết chịu đựng câm lặng vì thường không được bênh vực”, bà Hồng nói.

Do đó, xe buýt riêng cho nữ sẽ tránh sẽ tránh những ánh mắt thô bỉ, những lời lẽ tán tỉnh, cũng có thể là những hành động sàm sỡ, xúc phạm nghiêm trọng đến thân thể và danh dự của nạn nhân.

TS Khuất Thu Hồng đề xuất, thay vì tổ chức một tuyến xe buýt riêng, Hà Nội có thể nghiên cứu một số giải pháp như: Lắp đặt camera và đường dây nóng trên các phương tiện giao thông công cộng kể cả xe buýt, tàu hoả …Tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ lái xe, phụ xe để họ can thiệp kịp thời khi hiện tượng quấy rối tình dục xảy ra trên phương tiện của mình phụ trách.

Xe buýt riêng tạo khoảng cách không cần thiết?

Trái ngược với quan điểm của TS. Khuất Thu Hồng, bà Lê Quỳnh Lan, Quản lý Plan vùng Hà Nội, Tổ chức Plan tại Việt Nam cho rằng, kinh nghiệm trên thế giới chỉ ra rằng, để giải quyết vấn đề an toàn của phụ nữ và em gái ở nơi công cộng hay trên các phương tiện giao thông công cộng không thể bằng một biện pháp đơn lẻ.

Bên cạnh việc nâng cấp các cơ sở hạ tầng, tăng cường số xe buýt phục vụ để giảm quá tải thì việc nâng cao ý thức và thúc đẩy các hành vi tích cực là những can thiệp mấu chốt.

“Chỉ khi mỗi một hành khách nam, hành khách nữ hiểu được các hành vi quấy rối là sai trái, vi phạm pháp luật, làm tổn thương các em gái và sẵn sàng hành động khi chứng kiến thì vấn đề mới được giải quyết”, bà Lan bày tỏ.

Ngoài ra, Quản lý Plan vùng Hà Nội đề xuất giải pháp ngăn chặn nạn quấy rối tình dục trên xe buýt như, tăng thêm số lượng xe buýt phục vụ trong các khung giờ cao điểm và phụ nữ làm việc ca đêm, giúp chọ di chuyển một cách an toàn tới những nơi đi lại khó khăn.

Tổ chức vận động, tăng thêm các hoạt động truyền thông nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực giới và quấy rối tình dục trên các phương tiện giao thông công cộng; tập huấn cho lái xe và nhân viên soát vé giúp họ nâng cao năng lực xử lý các tình huống quấy rối tình dục và hành hung trên các phương tiện giao thông công cộng.

Bầu chọn
Bạn có đồng tình với phương án xe buýt dành riêng cho phụ nữ không?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu – H. Yến ([Tên nguồn])
Xe buýt dành riêng cho phụ nữ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN