Xác định nguyên nhân khí lạ thoát ra từ giếng, đốt có mùi gas

Sự kiện: Nhịp sống 24h
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Lâm Đồng vừa báo cáo với UBND tỉnh về kết quả kiểm tra hiện trường xuất hiện khí gas tại giếng khoan của hộ gia đình bà Phùng Thị Nghìn ở thôn 5, xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh.

Nơi phát hiện khí lạ khi khoan giếng

Nơi phát hiện khí lạ khi khoan giếng

Theo đó, Sở KH&CN đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, Khoa Hóa học và Môi trường (Đại học Đà Lạt), UBND huyện Đạ Tẻh, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 kiểm tra thực tế tại hiện trường, phân tích mẫu giám định về loại khí thoát ra từ giếng khoan.

Bơm hút khí lạ ở giếng khoan để giám định

Bơm hút khí lạ ở giếng khoan để giám định

Kết quả kiểm tra cho thấy, thành phần khí chủ yếu từ giếng khoan nói trên bốc lên là khí methane (CH4), chiếm 91,33% thể tích.

Nơi gia đình bà Nghìn cư ngụ nằm ở vùng lõm với các đồi núi thấp ở ba hướng và gần suối nên có khả năng bồi lắng trầm tích hữu cơ phù sa cổ ở tầng địa chất sâu, tạo ra các bọng khí metan và một số loại khí đi kèm.

Vào cuối tháng 3 vừa qua, khi hộ dân này khoan giếng đến độ sâu khoảng 20m đã phá vỡ kết cấu địa chất tại lỗ khoan, tạo điều kiện cho khí thoát ra với mùi giống gas. Khi châm lửa đốt thì luồng khí bốc cháy với ngọn lửa vàng - xanh.

Dùng ống dẫn khí từ giếng khoan ra ngoài, châm lửa đốt thì khí bốc cháy

Dùng ống dẫn khí từ giếng khoan ra ngoài, châm lửa đốt thì khí bốc cháy

Các cơ quan chức năng cho rằng nhiều khả năng loại khí nói trên là metan. Bọng khí có tính chất tự nhiên, cục bộ và quy mô nhỏ.

Sau đó, giếng khoan đã được chính quyền địa phương lấp sơ bộ, giăng dây cảnh báo nguy hiểm, hiện tượng thoát khí gas không còn nhiều, nhưng kết quả giám định cho thấy khí CH4 chiếm tỷ lệ cao.

Qua khảo sát sơ bộ các nhà dân xung quanh có đóng giếng khoan để lấy nước sinh hoạt và tưới tiêu vẫn có nước sử dụng bình thường, không có hiện tượng khác thường như đã xảy ra tại nhà bà Nghìn.

Do đó, để đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ và sức khỏe lâu dài của người dân, Sở KH&CN đề nghị trám lấp giếng khoan tại nhà bà Nghìn. Việc trám lấp giếng chỉ xử lý riêng cho trường hợp này, không áp dụng cho tất cả các giếng trong khu vực. Tuy nhiên, cần khuyến cáo người dân nơi đây hạn chế khai thác nước ngầm, đặc biệt là nước ngầm tầng sâu từ các giếng khoan.

UBND huyện Đạ Tẻh chủ động phối hợp với Sở TN&MT trong quá trình thực hiện quy trình, kỹ thuật lấp giếng đảm bảo an toàn tuyệt đối; tiếp tục khoanh vùng, cảnh báo khu vực nguy hiểm, khuyến cáo người dân không tới gần khu vực giếng; theo dõi, báo ngay với cơ quan chức năng nếu có hiện tượng bất thường xảy ra.

Theo Sở KH&CN, về lâu dài, để đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cho cộng đồng dân cư, cần nghiên cứu, điều tra, đánh giá tổng thể nguồn nước tại khu vực này, bao gồm cả số lượng và chất lượng nước.

Nguồn: [Link nguồn]

Đoạn clip nói về "giếng nước" có khả năng tự bốc cháy ở Sóc Trăng đã gây xôn xao cộng đồng mạng chỉ sau thời gian ngắn đăng tải.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quế Như ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN