Vượt khó, anh em sinh ba cùng thi đỗ vào trường quân đội

Sự kiện: Giáo dục

Sinh cùng ngày, tháng, năm, ba anh em trong một gia đình nghèo ở huyện Thanh Chương, Nghệ An đã cùng lúc thi đỗ vào trường sĩ quan thông tin.

Kì tích ở huyện nghèo

Từ trước tới nay, ở huyện Thanh Chương, Nghệ An chưa có gia đình nào có 3 người con sinh ba, lại con nhà nghèo mà cùng một lúc thi đỗ vào trương sĩ quan thông tin với số điểm rất cao.

Đây không chỉ niềm vui của gia đình ba anh em, mà còn là niềm vinh dự của người dân huyện Thanh Chương này. Đó là trường hợp của ba anh em Nguyễn Doãn Mạnh, Nguyễn Doãn Trọng và Nguyễn Doãn Vinh, sinh vào ngày 11/1/1999, trú tại thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương. Cả 3 đều thi đỗ vào khoa Chỉ huy kỹ thuật của Trường Sĩ quan Thông tin.

Vượt khó, anh em sinh ba cùng thi đỗ vào trường quân đội - 1

3 anh em Mạnh là những học sinh vượt khó, học giỏi nhiều năm qua.

Chị Thái Thị Tân (42 tuổi) vui mừng chia sẻ: “Suốt mấy ngày vợ chồng con cái tôi, sướng như chưa bao giờ được sướng, vui mừng khôn xiết. Cái cảm giác này, hạnh phúc giống như trước đây tôi sinh được 3 thằng nó. Nhà nghèo, chúng nó vượt khó, đỗ trường sĩ quan với số điểm cao là điều hạnh phúc chưa bao giờ vợ chồng tôi nghĩ đến”.

Anh Nguyễn Cảnh Huệ (1979) - trú thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương cho biết: “Từ trước tới nay, ở huyện nghèo chúng tôi chưa có trường hợp nào như thế này, đây là niềm vinh hạnh của cả huyện và xứ Nghệ. Chúc các cháu học giỏi, phấn đấu trở thành người sĩ quan tài năng, hết lòng phục vụ cho tổ quốc, nhân dân”.

Nhà nghèo, 4 chị em đều học trường danh giá

Chị Tân cho biết, 2 vợ chồng chị kết hôn năm 1994. Đến năm 1995, chị Tân hạ sinh người con gái đầu lòng.

Năm 1999, chị Tân tiếp tục mang thai và hạ sinh 3 người con trai kháu khỉnh là Mạnh, Trọng, Vinh bây giờ.

Vượt khó, anh em sinh ba cùng thi đỗ vào trường quân đội - 2

3 anh em chụp ảnh cùng mẹ hồi nhỏ

Công việc của anh chị Tân là làm đồng áng, kiếm cơm sống qua ngày. Riêng tiền học của các con, anh chị đều phải vay mượn hàng xóm, ngân hàng. Mặc dù nghèo khó, nhưng anh chị Tân không bao giờ nghĩ rằng sẽ cho một đứa nào nghỉ học, đi làm.

Nhớ lại thời gian vất vả trước đây, chị Tân nói: “Nhiều lúc khổ quá muốn bỏ bê tất cả, nhưng cứ nhìn tới thành tích học tập của 4 chị em nó, là vợ chồng lại chịu khổ ăn cháo, ăn cơm nhút (một món dưa chua từ mít non). Nhà nghèo có mỗi chiếc xe đạp nên thời học cấp 1 thì 3 anh em nó đèo nhau đi học rồi đèo nhau về. Lớn lên, 3 đứa phải đi bộ vì phải nhường xe cho chị cả đi học đại học dưới thành phố Vinh. Gian khổ kể mãi không hết, nhưng được cái đưa nào cũng ngoan, học giỏi và biết thân biết phận”.

Hiện tại, chị gái của 3 chàng trai đang học Trường Đại học Y Vinh, riêng kì thi vừa qua Mạnh có tổng điểm 24,6 (Toán 8,6. Lý 8,25. Hóa 7,75), Trọng có tổng điểm là 26,95 (Toán 9,2. Lý 8,5. Hóa 9,25) còn Vinh đạt tổng điểm là 27,45 (Toán 9,2, Lý 8,75, Hóa 9,5). Cả ba anh em Mạnh đều có chung nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường Sỹ quan Thông tin và đỗ vào trường với số điểm rất cao.

Vượt khó, anh em sinh ba cùng thi đỗ vào trường quân đội - 3

Những thành tích đáng ngưỡng mộ của anh em nhà Mạnh.

Nói về lý do chọn trường sĩ quan, 3 anh em cho rằng vì nhà nghèo quá, 4 chị em học phải vay mượn nhiều khiến bố mẹ túng thiếu, vất vả. Do vậy, cố gắng thi vào trường quân sự để giúp đỡ bố mẹ và thỏa mãn đam mê là người sĩ quan quân đội. Điều quan trọng nhất, 3 anh em là một khúc ruột nên đi đâu cũng cần có nhau, bên nhau vượt qua khó khăn.

Để chuẩn bị cho việc nhập học, những ngày này ngoài việc làm thêm kiếm tiền, 3 anh em còn phụ giúp bố mẹ làm việc đồng áng để tươm tấp ngày nhập học tại trường sĩ quan.

Bất cập chính sách ưu tiên khu vực tuyển sinh: Cùng trường, kẻ cộng điểm người không

Cùng học trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), cơ sở 1 ở nội thành không được cộng điểm, nhưng cơ sở 2 ở ngoại thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diễn Kim ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN