Vụ 'siêu lừa' Hà Thành: Đại gia khó lấy ngay được 122 tỷ đồng

Sự kiện: Tin pháp luật

phần luận tội sáng nay, đại diện VKSND TP Hà Nội đã không đề nghị rõ ràng khoản tiền 122 tỷ đồng gửi tiết kiệm của đại gia Đặng Nghĩa Toàn ngay trong vụ án hình sự 'siêu lừa' Hà Thành.

Ngày 16-3, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xử bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành và các đồng phạm sau một ngày tạm nghỉ. Phiên tòa diễn ra từ ngày 9-3, tới nay đã kết thúc phần xét hỏi và chuyển sang phần tranh luận.

Đại diện VKS công bố bản luận tội cho rằng có đủ cơ sở xác định các bị cáo phạm tội như cáo trạng truy tố. Hành vi của các bị cáo bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng với số tiền chiếm đoạt và số tiền gây thất thoát cho ngân hàng đặc biệt lớn.

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: XA

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: XA

Cụ thể, do cần tiền, Hà Thành đã nghĩ ra cách vay tiền của người khác dưới hình thức gửi tiết kiệm đồng sở hữu. Sau đó, Thành và các đồng phạm cầm cố các sổ tiết kiệm này để vay tiền và chiếm đoạt của NCB 47,5 tỷ đồng, của PVComBank 49,4 tỉ đồng, VAB 273,9 tỉ đồng.

Quá trình làm thủ tục vay tiền, Thành và đồng phạm đã giả chữ ký, chữ viết của những người có tiền. Đồng thời, các cán bộ ngân hàng đã bỏ qua quy trình, quy định của ngân hàng, tiếp tay cho hành vi lừa dối, chiếm đoạt của Hà Thành.

Đại diện VKS đánh giá bản thân các bị cáo là người có trình độ văn hóa, nhận thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện vì động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân khác. Hành vi của các bị cáo diễn ra trong thời gian dài thể hiện sự coi thường pháp luật cần xử lý nghiêm khắc.

Hành vi của nhóm bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành, Nguyễn Thị Thu Hương, Quản Trọng Đức… đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của tổ chức và cá nhân khi đã thực hiện các hành vi gian dối để tạo lòng tin với các tổ chức, cá nhân tin tưởng cho vay tiền, sau đó chiếm đoạt với số tiền đặc biệt lớn.

Hành vi của một số bị cáo là cán bộ ngân hàng đã xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các quy định của nhà nước về hoạt ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, gây thiệt hại cho ba ngân hàng số tiền đặc biệt lớn…

Trong vụ án này, Hà Thành là chủ mưu, cầm đầu nhiều lần thực hiện hành vi gian dối, để ngân hàng tin tưởng cho vay tiền rồi chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.

Nguyễn Thanh Bình, Trịnh Trung Kiên… giúp sức cho Thành lập khống các hợp đồng mua bán không có thật, rồi sử dụng pháp nhân công ty rút tiền của ngân hàng cho vay để sử dụng.

Đặng Thị Quỳnh Hương, Quản Trọng Đức, Nguyễn Mai Phương… với vai trò là cán bộ ngân hàng đã gian dối trong khâu thẩm định hồ sơ và cấp tín dụng, giúp sức cho Thành chiếm đoạt tiền của ngân hàng….

Các bị cáo cơ bản thừa nhận hành vi, thừa nhận cáo buộc và một số nội dung như cáo trạng truy tố. Một số bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ nên được xem xét khi lượng hình.

Đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo mức án từ tám tháng tù đến cao nhất là tù chung thân theo đúng các tội danh bị truy tố.

Bị cáo Thành bị đề nghị mức án tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng tội danh trên, bị cáo Nguyễn Thị Thu Hương bị đề nghị từ 16 đến 18 năm tù, Nguyễn Thanh Tùng 15-16 năm tù, Quản Trọng Đức 15 -17 năm tù…

Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ tám tháng tù đến 18 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Mấu chốt phần dân sự trong vụ án này là đại gia Đặng Nghĩa Toàn - người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có được nhận lại ngay 122 tỷ đồng đã gửi tại NCB, VAB, PVcombank. Tuy nhiên, đến phần luận tội, kiểm sát viên VKSND Hà Nội giữ quyền công tố đã không đưa ra đề nghị thật rõ ràng.

Theo đó, kiểm sát viên khẳng định các ngân hàng phải trả tiền cho ông Toàn theo các sổ tiết kiệm. Nhưng ông Toàn đã cho Hà Thành vay và Thành đã sử dụng sổ tiết kiệm này để bảo đảm cho các khoản vay tại ngân hàng. Vậy "cần phải tạm giữ để giải quyết dân sự".

Trước đó, trong cáo trạng công bố tại tòa, VKSND Hà Nội cho rằng theo tài liệu thu thập được trong vụ án lừa đảo này, không có căn cứ kết luận ông Đặng Nghĩa Toàn biết và giúp sức cho Hà Thành. Vậy nên các ý kiến cho rằng cần tách tài liệu đối với hành vi của vợ chồng ông Toàn để điều tra, làm rõ, giải quyết sau là không có căn cứ pháp luật mà cần được xem xét giải quyết trong vụ án này.

Nguồn: [Link nguồn]

Một phụ huynh ở Hà Nội trình báo mất 200 triệu sau cuộc gọi ”con cấp cứu”

Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đang xác minh, làm rõ 2 trường hợp bị lừa đảo, trong đó có một vụ bị hại trình báo bị lừa 200 triệu đồng và một vụ là 40 triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BÙI TRANG ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN