Vụ Saigon Co.op: Cựu chủ tịch Diệp Dũng bị tuyên phạt 10 năm tù

Sự kiện: Tin nóng

Ông Diệp Dũng bị tuyên phạt 10 năm tù, các bị cáo còn lại bị phạt từ hai đến năm năm tù.

Ngày 29-12, sau hai ngày xét xử và nghị án, TAND TP.HCM đã tuyên án đối với cựu chủ tịch hội đồng quản trị Saigon Co.op cùng tám đồng phạm trong vụ án lạm quyền trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op).

Video: Vụ Saigon Co.op: Cựu chủ tịch Diệp Dũng bị tuyên phạt 10 năm tù

Theo đó HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Diệp Dũng 10 năm tù về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

Cùng tội danh này, bị cáo Nguyễn Thành Nhân bị phạt năm năm tù, Hồ Mỹ Hòa (cựu giám đốc Phòng Tài chính Saigon Co.op) ba năm tù, Võ Thành Trung (tổng giám đốc Công ty Đầu tư Phát triển Đô Thị Mới) và Tôn Thất Hào (tổng giám đốc Công ty Địa ốc Đại Á) mỗi người năm năm tù.

Cựu chủ tịch Saigon Co.op (đeo kính) cùng các bị cáo khác tại toà. Ảnh: TRẦN LINH

Cựu chủ tịch Saigon Co.op (đeo kính) cùng các bị cáo khác tại toà. Ảnh: TRẦN LINH

Đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, các bị cáo Trần Trung Liệt (cựu kế toán trưởng Saigon Co.op) bị tuyên phạt hai năm tù, Hàng Thanh Dân (cựu trưởng ban kiểm soát Saigon Co.op) ba năm tù, Phạm Thị Minh Ngọc (cựu trưởng ban kiểm toán nội bộ) ba năm tù và Nguyễn Thị Thuỳ Trang (cựu uỷ viên ban kiểm soát) hai năm tù.

Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc hai Công ty Đại Á và Đô Thị Mới phải liên đới bồi thường cho Saigon Co.op số tiền thiệt hại là 115,6 tỉ đồng. Do các bị cáo trong vụ án đã tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả nên hai công ty này phải bồi thường số tiền còn lại sau khi đã trừ ra.

Theo HĐXX, tháng 3-2016 Saigon Co.op phát hành công văn huy động vốn để phục vụ cho thương vụ mua Big C, sau đó đơn vị này nhận được 3.000 tỉ đồng từ 56 nhà đầu tư.

HĐXX xác định số tiền 3.000 tỉ đồng là tài sản của Saigon Co.op thể hiện ở việc số tiền này đã được Saigon Co.op hạch toán, báo tài chính hằng năm. Do đó, số tiền này phải được quản lý, sử dụng theo quy chế tài chính và điều lệ của Saigon Co.op.

Tuy nhiên, từ tháng 6-2016 đến tháng 3-2018, ông Dũng đã không thông qua HĐQT Saigon Co.op mà tự ý chỉ đạo phòng tài chính, phòng kế toán của Saigon Co.op thực hiện các thủ tục chuyển 1.000 tỉ đồng để thực hiện thương vụ Big C và mở rộng mạng lưới cho Công ty Đô Thị Mới và Công ty Đại Á để thực hiện việc hợp tác đầu tư.

Theo nội dung hợp tác đầu tư, ông Dũng ký với Võ Thành Trung (tổng giám đốc Công ty Đô Thị Mới) và Tôn Thất Hào (tổng giám đốc Công ty Đại Á) thì Saigon Co.op được nhận tỉ lệ lợi nhuận cố định trên tổng số tiền hợp tác là 7%/năm.

Đến tháng 3-2018, Hào và Trung lấy lý do hai công ty Đô Thị Mới và Đại Á dùng 1.000 tỉ đồng kinh doanh không hiệu quả, không thu lợi nhuận để đề nghị Saigon Co.op điều chỉnh giảm lợi nhuận.

Diệp Dũng đã tự ý điều chỉnh mà không thông qua hội đồng quản trị, điều chỉnh tỉ lệ lợi nhuận từ 7%/năm thành 0%/năm kể từ ngày 19-8-2016. Việc tự điều chỉnh lợi nhuận cố định đã làm thiệt hại cho Saigon Co.op hơn 115,6 tỉ đồng.

Các bị cáo còn lại trong vụ án đã thực hiện hành vi phạm tội với vai trò đồng phạm, giúp sức cho Diệp Dũng gây ra thiệt hại cho Saigon Co.op.

Cựu chủ tịch Saigon Co.op xin lỗi chính quyền thành phố

Nói lời sau cùng, cựu chủ tịch Saigon Co.op xin nhận trách nhiệm và xin lỗi Thành uỷ, UBND TP.HCM vì đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao giúp cho Saigon Co.op phát triển.

Khi về Saigon Co.op quản lý, bị cáo đưa ra hai mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là giành lại thị phần trong nước cho Saigon Co.op. Mục tiêu trung và dài hạn là căn cứ vào các quy định của pháp luật và tình hình thực tế thì Saigon Co.op cố gắng huy động mọi nguồn lực của xã hội để duy trì vị trí cạnh tranh chiến lược trước những đối thủ bán lẻ khác giàu tiềm lực tài chính và các mục tiêu này cũng nhận được sự thống nhất bởi tập thể.

Bị cáo Dũng cũng phân trần biết được lỗi của mình ngay khi sự việc xảy ra và thời điểm đó đã tự nguyện làm đơn xin từ chức. Trong suốt quá trình xét xử, bị cáo luôn tôn trọng bản luận tội của VKS và chỉ mong HĐXX xem xét về nhận thức chưa đầy đủ của bị cáo trong việc phân định quyền tài sản, quyền định đoạt số tiền 3.000 tỉ đồng của các nhà đầu tư.

Bị cáo Diệp Dũng muốn khắc phục liền để nhanh được trở về lao động

Bị cáo Diệp Dũng nói rằng mình tin khi HĐXX phán quyết nhân văn, bác ái, chí công vô tư sẽ có sức lan tỏa lớn cho xã hội, thúc đẩy tinh thần “dám nghĩ, dám làm“, đẩy lùi căn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HỮU ĐĂNG ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN