Vụ HS đánh trả thầy: HS khóc lóc giữ thầy ở lại

Mặc dù Trường THPT Nguyễn Huệ chưa cung cấp hình thức kỉ luật liên quan đến sự việc thầy trò “hỗn chiến” trên bục giảng, nhưng tối 22/2, một clip được cho là của học sinh lớp 10A9 (Trường THPT Nguyễn Huệ- Bình Định) được tung lên mạng. Trong đó, nhiều học sinh khóc lóc giữ thầy Tuấn ở lại.

Trong clip, thầy Trần Anh Tuấn bị bao vây giữa rất đông học sinh. Nhiều lần, thầy xách cặp đi ra cửa nhưng nhiều học trò đã níu giữ thầy ở lại trong tiếng khóc lóc, hoặc lời khẩn khoản: “Thầy đi thật sao thầy”? Nhiều học sinh nữ đã úp mặt xuống bàn khóc nức nở không nói nên lời.

Vụ HS đánh trả thầy: HS khóc lóc giữ thầy ở lại - 1

Nhiều lần thầy Tuấn xách cặp ra đi nhưng đều bị các em học sinh giữ lại (Ảnh từ clip)

Được biết, ngày 23/2, Trường THPT Nguyễn Huệ (Bình Định) tiếp tục có cuộc họp, xem xét hình thức kỉ luật với 2 học sinh trong clip thầy trò “hỗn chiến” trên bục giảng.

Vụ HS đánh trả thầy: HS khóc lóc giữ thầy ở lại - 2

Học sinh khóc nức nở khi thầy Tuấn ra đi (Ảnh từ clip).

Hình thức kỷ luật với các cá nhân liên quan như thế nào thì chưa rõ, nhưng theo thông tin trên báo chí, mấy hôm nay, tinh thần và thể chất của thầy giáo trẻ Trần Anh Tuấn rất kém. Đặc biệt, thầy Tuấn đã quyết định về quê vì không chịu nổi áp lực dư luận.

Vụ HS đánh trả thầy: HS khóc lóc giữ thầy ở lại - 3

Nhiều em không giấu nổi tiếng nấc nghẹn (Ảnh từ clip)

Trước đó, ngày 22/2, Trường THPT Nguyễn Huệ đã họp Hội đồng kỷ luật liên quan đến thầy Trần Anh Tuấn. Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhà trường, do tính chất vụ việc nhạy cảm nên hình thức kỷ luật chưa được công bố vì trường gửi báo cáo về Sở GD&ĐT rồi mới thông tin tiếp.

Vụ HS đánh trả thầy: HS khóc lóc giữ thầy ở lại - 4

Một học sinh nữ lén lau nước mắt (Ảnh từ clip)

Trả lời PV Giadinh.net.vn về việc này, ông Đào Đức Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định cho biết, việc đánh giá kỷ luật học sinh và giáo viên cần theo quy trình, không thể làm vội vàng vì nếu vội vàng mà làm sai sẽ ảnh hướng đến danh dự và uy tín của một con người. Theo đó, nhà trường cần phải xem xét mức độ vi phạm đến đâu để xử lý kỉ luật theo đúng người đúng tội, không hàm oan cho ai, nhưng cũng không được bao che.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạnh Nguyên (Gia đình & Xã hội)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN