Vụ đoàn du khách Hàn Quốc bị cách ly ở Đà Nẵng: Phản ứng bất ngờ của cư dân mạng Hàn Quốc
Hashtag #ApologizeToVietnam sau vụ du khách Hàn lên tiếng chê trách Đà Nẵng đã đối xử tệ với sau khi đến đây mùa dịch, đã xuất hiện trên báo Hàn.
Với suất ăn này, du khách Hàn chê trách Việt Nam cho họ ăn thức ăn của người nghèo
Hashtag #ApologizeToVietNam đã lên đến #2 top trend Twitter toàn cầu với khoảng 700.000 lượt xem. Hầu hết các bài đăng đều kêu gọi một lời xin lỗi chính thức từ những du khách vừa trở về từ Đà Nẵng, cũng như yêu cầu YTN phải dỡ bỏ đoạn clip gây bức xúc của mình.
Cách đây ít phút, hashtag này đã gây chú ý với người người dân Hàn Quốc. Báo chí nước này cũng vào cuộc.
Cụ thể, trang tin Hankook Ilbo đã đăng tải một bài báo đề cập đến vấn đề này, trong đó trọng tâm nêu rõ việc du khách Hàn nói rằng họ chỉ được cho ăn "vài mẩu bánh mì" vào buổi sáng đã kích động một làn sóng phẫn nộ chưa từng có từ người dân Việt Nam.
Hankook Ilbo dẫn lại lời của nhiều cư dân mạng Việt Nam cho biết: "Giống như kim chi của Hàn Quốc, bánh mì chính là niềm tự hào của Việt Nam", "Bánh mì là 1 trong 10 món ăn ngon nhất trên thế giới, và Tổng thống Mỹ cũng đã từng ăn bánh mì Việt Nam đấy", "Đừng bao giờ quay trở lại đây! Việt Nam đã đối xử quá tử tế với những con người kinh khủng này", "Họ đến từ vùng dịch, có gì sai khi Chính phủ của chúng tôi yêu cầu họ cách ly để bảo vệ người dân của mình chứ", "Đứng trên lập trường của Việt Nam thì đó là chuyện tất nhiên phải làm. Chính phủ của chúng tôi chỉ đang bảo vệ người dân của mình và 100.000 người Hàn Quốc đang sống ở đây thôi. Họ chống đối cái gì chứ?",....
Phản ứng của công chúng Việt đã đến tai truyền thông Hàn
Hankook Ilbo cũng lấy ý kiến Bộ Ngoại giao Hàn Quốc (bằng điện thoại). Phía Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết: "Vào ngày 25-2, thành phố Đà Nẵng đã cung cấp bữa ăn đầy đủ cho những người Hàn Quốc bị cách ly. Sau đó, Chủ tịch TP Đà Nẵng đã gửi thư xin lỗi và lấy làm tiếc về tình huống này. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo rằng mỗi quốc gia đều có lòng tin vào những biện pháp tích cực của Chính phủ chúng tôi và không có bất kỳ hiểu lầm hay phản ứng quá đà nào xảy ra xuất phát từ những thông tin vô căn cứ".
Bài viết của Hankook Ilbo được chia sẻ rộng khắp trên trang Naver hôm nay. Và bất ngờ hơn, thái độ của Knet (cư dân mạng xứ Hàn) đều đồng thuận quan điểm: "Việt Nam đã làm đúng trong tình huống này".
Nhiều bình luận viết:
"Đứng trên lập trường của Việt Nam thì như thế là đúng mà. Cạn lời!".
"Người Việt Nam nói đúng rồi còn gì. Đó là cách ứng phó hiển nhiên với những người có nguy cơ mang mầm bệnh mà. Chẳng lẽ lại bắt người ta phải phán đoán xem mấy người có virus hay không à? Tất nhiên họ phải đặt giả thiết rằng tất cả đều đang mang virus và đem đi cách ly hết rồi".
"Tất nhiên là người Việt Nam phải thấy buồn rồi. Chúng ta tự hào về văn hóa của mình bao nhiêu thì họ cũng tự hào về văn hóa của họ bấy nhiêu. Tất cả các nền văn hóa đều cần phải được tôn trọng và không nên mang ra so sánh".
Trước đó, đoạn phóng sự của đài truyền hình YTN (Hàn Quốc) lấy ý kiến du khách Hàn Quốc trở về từ Đà Nẵng khiến công chúng Việt bất ngờ và phẫn nộ.
Theo đó, những người này cho biết họ đã bị lấy mất hộ chiếu, bị giam lỏng ở một nơi có cơ sở vật chất nghèo nàn, không được cho ăn uống đàng hoàng,....
Thế nhưng, so với những hình ảnh được chia sẻ trên bản tin, có thể thấy đoàn khách này đã được chuẩn bị bánh mì và cơm phần rất đầy đủ. Thậm chí, phần cơm của họ được cho là có giá lên đến gần 200.000 VND/suất, gấp nhiều lần so với bữa ăn của những người Việt Nam đang bị cách ly.
Phản ứng lại đoạn phóng sự của đồng nghiệp Hàn Quốc, Đài truyền hình Việt Nam đã thực hiện phóng sự về bánh mì Việt Nam. Ngoài những lời khen ngợi từ báo Mỹ là "một trong 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới", "top 10 món sandwich ngon nhất thế giới" và hình ảnh một du khách Hàn Quốc vừa ăn bánh mì vừa khen lấy khen để thì cư dân mạng có một chiến dịch khác là tạo hashtag "ApologizeToVietnam trên Twitter.
Để đảm bảo cuộc sống cho những người từ Hàn Quốc về đang được cách ly, theo dõi dịch Covid-19 tại Trường Quân sự...
Nguồn: [Link nguồn]