Vụ cô gái ở Hà Nội tử vong khi kẹt thang máy: Cần lưu ý những gì?

Sự kiện: Tin nóng

Cô gái 21 tuổi ở Hà Nội tử vong vì rơi từ tầng 7 xuống hầm khi cố gắng thoát khỏi thang máy bị kẹt. Tai nạn, sự cố thang máy gần đây không phải là hiếm, vậy nếu gặp sự cố thang máy, bạn cần làm gì để thoát thân?

Tai nạn thương tâm

Ngày 22/10, Công an quận Ba Đình (TP Hà Nội) cho biết, đang điều tra làm rõ nguyên nhân khiến 1 cô gái rơi theo hầm thang máy từ tầng 7 xuống tầng 1, tử vong.

Chiếc thang dừng đột ngột ở tầng 7, nhốt hai người bên trong.Chị A. cùng bạn sau đó gọi cứu hộ và được bảo vệ của tòa nhà hỗ trợ, phá cửa thang máy để giải cứu. Tuy nhiên, trong quá trình trèo ra, chị A. rơi từ tầng 7 xuống tầng 1 theo đường hố thang. Nạn nhân sau đó được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2020, trên cả nước có 8 vụ tai nạn, sự cố thang máy đã xảy ra, trong đó 6 vụ làm chết người.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Những tình huống thường xảy ra sự cố trong thang máy

Trong quá trình sử dụng thang máy có những sự cố chúng ta có thể gặp như:

- Sự cố mất điện là sự cố có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, có thể do điều kiện khách quan hoặc chủ quan.

- Sự cố ngừng hoạt động: Mỗi chiếc thang máy được cấu thành từ hàng trăm các loại thiết bị khác nhau, nếu một trong số các thiết bị hỏng thì sẽ dẫn tới tình trạng thang máy ngừng hoạt động.

- Thang máy chạy vượt tốc độ: Thang máy chạy với tốc độ nhanh hơn bình thường, một số người nhầm tưởng là thang máy rơi nhưng thực ra trường hợp này chỉ là chạy vượt tốc thôi.

- Sự cố rơi tự do

Cách thoát nạn khi gặp sự cố thang máy

Thứ nhất: Giữ bình tĩnh

- Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải thật bình tĩnh. Chúng ta nên nhớ rằng có rất ít trường hợp có người chết khi bị nhốt trong thang máy và gần như chúng ta có thể thoát khỏi một cái thang máy đóng kín mà không hề bị trầy xước.

- Nếu như cảm thấy quá sợ hãi, hãy cố gắng loại khỏi đầu những sự suy diễn và lo lắng không đáng có của bạn. Thư giãn để giảm bớt nỗi sợ hãi. Giữ bình tĩnh để có thể sống sót. Trường hợp thường gặp nhất là chúng ta phải đợi cho tới khi thang máy bắt đầu hoạt động trở lại.

Thứ hai: Thử nút mở cửa

Khi thang máy đột ngột dừng lại, chúng ta không nhất thiết phải bấm loạn xạ các nút đến các tầng khác để xem nó có di chuyển tiếp hay không. Thay vào đó, hãy thử bấm nút mở cửa. Nếu thang máy vẫn không có phản ứng thì hãy kêu cứu ngay lúc đó hoặc ấn chuông gọi.

Thứ ba: Chờ thiết bị cứu hộ trong thang máy

Thang máy tải khách hiện nay đều có bộ cứu hộ tự động Automatic Rescue Device (gọi tắt là ARD), tác dụng của bộ cứu hộ ARD nhằm giúp đưa thang về vị trí gần nhất để cho người bị kẹt trong thang có thể thoát ra ngoài thông qua hệ thống tích điện. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì hệ thống ARD bị hỏng hóc hoặc không hoạt động thì người bị kẹt có thể nhờ sự trợ giúp bên ngoài.

Thứ tư: Liên lạc với những người ở ngoài

Khi thang máy bị lỗi, người phía trong cần bình tĩnh để liên lạc ra bên ngoài bằng điện thoại di động hoặc điện thoại trong thang máy.

Hãy tìm số điện thoại hotline (Người cầm số hotline là chuyên viên có kỹ thuật nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và nghe theo hướng dẫn của họ) trên bảng hướng dẫn sử dụng trong thang máy và gọi điện để báo tình hình và chờ đợi người giúp đỡ.

Nếu không có hoặc điện thoại không sử dụng được, có thể tìm cách gọi to, đập cửa thang... để kịp thời báo hiệu ra bên ngoài.

Thứ năm: Không tự ý trèo ra ngoài qua cửa thoát hiểm

Trong thời gian chờ đợi, hãy cố giữ bình tĩnh và không nên tìm cách cậy cửa, hoặc tìm các thoát ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin.

Trong trường hợp thang máy rơi tự do hãy nằm song song với sàn nhà ngay lập tức, càng gần chính giữa thang càng tốt. Điều này sẽ giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu tối đa thương tích. Gối đầu lên một tay để tránh bị thương đầu, một tay che mặt để không bị các vật khác rơi lên mặt, nên cabin thang máy là nơi an toàn nhất khi thang máy bị rơi.

Khi di chuyển bằng cầu thang máy, bạn không nên vui đùa trong thang máy, không chạy nhảy dậm chân mạnh trong thang máy. Lúc bước vào thang máy thì nên để thang máy dừng rồi bước vào không nên thấy thang máy đang khép mà cố gắng bước vào hay bước ra vì điều đó rất dễ khiến bạn bị kẹt.

Trong lúc di chuyển mà thang máy gặp sự cố nhẹ như: di chuyển quá nhanh, quá chậm, dừng tầng không đúng… thì nên báo ngay với quản lý để tiến hành điều tra vào bảo trì, tránh cho thang máy hư hỏng nặng gây ra tai nạn thang máy đáng tiếc không may xảy ra.

Kẹt trong thang máy mất điện có bị ngạt thở?

Thông thường, thang máy trong trạng thái hoạt động có các quạt gió thổi vào trong cabin. Trong trường hợp thang bị sự cố không hoạt động, các quạt tuy ngừng lại nhưng bản thân hệ thống cabin đã có diện tích thông gió ở trên nóc và dưới sàn để đảm bảo luôn có đủ không khí, chứ cabin không kín hoàn toàn.

Ngoài ra cũng không nên lo lắng về tình trạng rơi tự do của thang máy. Một số trường hợp thang máy bị lỗi sẽ dẫn đến tình trạng tăng tốc đột ngột, vượt quá tốc độ bình thường, tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn của bộ khống chế tốc độ. Lúc này, bộ khống chế tốc độ sẽ ghim chặt cabin vào ray, giúp đảm bảo an toàn cho người trong thang máy.

Nguồn: [Link nguồn]

Cô gái tử vong vì bị rơi hầm thang máy từ tầng 7 xuống tầng 1 ở Hà Nội

Ngày 22/10, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết đang điều tra, làm rõ vụ một cô gái rơi hầm thang máy từ tầng 7 xuống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN