Vụ cháu bé bị buộc dây vào người: Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định lên tiếng

Sự kiện: Tin nóng Nam Định

Liên quan đến sự việc cháu bé bị buộc dây vào người ở trường mẫu giáo B Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Giám đốc Sở GD&ĐT, ông Cao Xuân Hùng cho hay sự việc cô giáo buộc dây vào áo cháu bé và cột vào cửa sổ là có thật.

Vụ cháu bé bị buộc dây vào người: Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định lên tiếng - 1

Hình ảnh Cháu P tại trường mầm non B Trực Đại, huyện Trực Ninh, Nam Định

Ngay chiều 29/11, Sở GD&ĐT Nam Định, phòng GD&ĐT Trực Ninh và Chủ tịch UBND huyện Trực Ninh đã kịp thời xuống trường làm rõ. Sự việc cô giáo buộc dây vào áo cháu bé và cột vào cửa sổ là có thật. Đây là sự việc rất đáng buồn, làm ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy, niềm tin của nhân dân. Tuy vậy, xét trong hoàn cảnh cụ thể để đánh giá bản chất sự việc, hành vi của cô giáo là sai nhưng cô giáo không có ác ý với trẻ mà là hành vi thiếu kinh nghiệm trong việc ứng xử.

Theo báo cáo của phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh, cháu nhỏ bị câm, điếc, tăng động – có chứng nhận của Bệnh viện Nhi Trung ương về bệnh này – nên thường xuyên chạy nhảy lung tung, đánh bạn. Lúc cháu tăng động quá, cô buộc dây vào như vậy, vừa để an toàn cho cháu, vừa để an toàn cho các bạn.

Lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh cũng khẳng định cách làm của cô giáo thể hiện nhận thức rất hạn chế, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm với trẻ khuyết tật nên đã có hành vi đối với không đúng, không chuẩn mực gây phản cảm. Từ khi xảy ra sự việc, cháu bé vẫn đến lớp, bình ổn về tinh thần.

Còn về phía Sở GD&ĐT Nam Định, ông Cao Xuân Hùng cho rằng xét về khía cạnh đó, có thể chia sẻ phần nào với khó khăn của cô giáo. Cháu bé và cô giáo là người cùng xã. Cháu bị bệnh như vậy nhưng nhà trường vẫn nhận bởi tình làng, nghĩa xóm.

Tuy nhiên, dù sao phương pháp của cô giáo cũng là thiếu kinh nghiệm với trẻ khuyết tật, xử lý phản cảm. Chính vì vậy, phòng GD&ĐT đã quyết định cho cô giáo tạm nghỉ vài ngày, vừa để cô bình tâm soi xét lại mình, vừa để cô có thời gian động viên cháu và chia sẻ với gia đình cháu bé.

Trước mắt, cần giúp cháu bé, cô giáo bình ổn tâm lý, chia sẻ với gia đình. Còn về hình thức xử lý, kỷ luật như thế nào, chính quyền địa phương và phòng GD&ĐT sẽ bàn bạc để sớm có quyết định (thuộc quyền hạn của UBND huyện).

“Đây cũng là bài học trong việc dạy trẻ khuyết tật. Sở GD&ĐT sẽ tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ GV. Điều quan trọng là cái tâm của cô không ác ý gì với cháu cả” – ông Cao Xuân Hùng nhấn mạnh.

Thông tin về vụ bé mầm non 22 tháng tuổi rách vùng kín ở trường

UBND huyện Thường Tín (TP Hà Nội) đã thông tin ban đầu vụ bé trai 22 tháng tuổi trên địa bàn huyện này bị rách bộ phận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghiêm Huê ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN