Vụ bảo vệ khu phố giết bé trai: Giấu bệnh tâm thần là tội ác!

Thời gian qua xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng mà hung thủ là người bị tâm thần, khiến người dân hoang mang.

Vụ bảo vệ khu phố giết bé trai: Giấu bệnh tâm thần là tội ác! - 1

Đối tượng Hoàng Nhất Giang (ảnh nhỏ) có biểu hiện rối loạn tâm thần vừa sát hại cháu bé 6 tuổi.

Ngày 26/11 vừa qua, cháu K.  (6 tuổi, Tân Phú, TP HCM) bất ngờ bị Hoàng Nhất Giang dùng dao cắt vào cổ khiến cháu K. tử vong trước khi nhập viện.

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng Phòng Tham mưu Công an TP HCM thông tin: "Theo báo cáo sơ bộ từ Công an quận Tân Phú, Hoàng Nhất Giang có tiền sử bệnh tâm thần. Còn việc tại sao bị tâm thần mà tham gia lực lượng bảo vệ dân phố thì chúng tôi đang phối hợp xác minh thêm.”

Tâm lý giấu bệnh là tội ác

Trước những hành vi dã man, mất kiểm soát của người bị tâm thần dẫn đến giết người, các bác sĩ chuyên ngành tâm thần đã lên tiếng.

Trao đổi với PV, BS Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, sở dĩ bệnh nhân tâm thần gây án là do sự phối hợp không tốt giữa gia đình, xã hội.

Thực tế hầu hết mọi người đều sợ khi nói tới bệnh tâm thần, họ đều không dám thừa nhận mình mắc bệnh tâm thần. Còn những người bình thường thì thường hay né tránh người bị tâm thần, sợ bị người tâm thần “ăn vạ” hoặc gây họa cho mình.

Chẳng hạn, nếu gia đình thấy người nhà có dấu hiệu bệnh tâm thần thì phải chủ động đưa đi khám, uống thuốc theo đúng chỉ định. Gia đình phải báo cáo với chính quyền địa phương để họ kiểm soát người đó đang mắc bệnh ở dạng nào (trầm cảm, hoang tưởng ảo giác hay rối loạn cảm xúc), có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác trong cộng đồng hay không?.

Nếu gia đình và xã hội không biết kết hợp, nhiều khi có người bệnh tâm thần không có khả năng làm việc nhưng có mối quan hệ vẫn được xin vào làm vị trí này, vị trí kia, tiếp xúc với dân sẽ rất nguy hiểm.

Nếu người bị tâm thần có biểu hiện trầm cảm, rối loạn cảm xúc mà điều trị uống thuốc và khám định kỳ thì vẫn có khả năng làm việc còn riêng người bị tâm thần phân liệt là không có khả năng làm việc.

“Điều này gia đình có bệnh nhân tâm thần phải lưu ý nếu không người bệnh có thể gây họa cho người khác. Tâm lý giấu bệnh, để người tâm thần không có khả năng làm việc đi làm, tiếp xúc với nhiều người là tội ác”, BS Phương nói.

BS La Đức Cương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, trong xã hội có rất nhiều người bị rối loạn tâm thần mà gia đình không nhận thấy. Hơn nữa, tâm lý giấu bệnh tâm thần ở các gia đình vẫn rất phổ biến.

Hiện nay, có nhiều người bị tâm thần, thậm chí mức độ nặng nhưng không được gia đình cho đến bệnh viện chữa trị, vẫn họ để sống chung cùng gia đình như vậy rất nguy hiểm. Nguy hiểm cho bản thân là tự sát hoặc tự gây thương tích. Nguy hiểm cho xã hội là hành vi bạo lực, giết người hoặc phá hoại tài sản...

Nên ban hành Luật Sức khỏe Tâm thần

Cũng theo BS Cương, theo quy định, bệnh nhân tâm thần phải điều trị bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn không tuân thủ, vẫn sống ngoài cộng đồng, vẫn làm việc mà không biết mức độ gây hại cho người khác.

Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương đề xuất, Việt Nam nên ban hành Luật Sức khỏe Tâm thần như các nước trên thế giới cho chặt chẽ.

Theo đó, Luật này sẽ quy định về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình, người thân của bệnh nhân tâm thần. Chẳng hạn, nếu thấy một người có hành vi và biểu hiện tâm thần thì ai là người sẽ mang đi bệnh viện?. Nếu không mang người tâm thần đến bệnh viện thì sao? Xử phạt như thế nào…

“Nếu làm được như vậy thì mới hạn chế được số người mắc bệnh tâm thần gây án trong cộng đồng”, ông Cương nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, hiện nay bệnh nhân tâm thần đã có quy định phải bắt buộc điều trị. Tuy nhiên, một số người, một số gia đình vẫn có tâm lý giấu bệnh, không thừa nhận mình hay người thân của mình mắc bệnh nên rất khó để kiểm soát hành vi của từng người.

“Quy định điều trị bắt buộc đã có, không cần phải bổ sung gì thêm mà thay vào đó là tuyên truyền để mọi người phát hiện sớm bệnh tâm thần, không gây họa cho người khác”, ông Khoa nói.

Để quản lý người bệnh tâm thần tránh nguy cơ cho bản thân, gia đình và xã hội, điều quan trọng nhất phải tuân thủ chặt chẽ điều trị. Việc điều trị này do bác sỹ quyết định.

Dấu hiệu rối loạn tâm thần

Rối loạn tâm thần chia làm nhiều dạng khác nhau trong đó có một số dạng vẫn có khả năng làm việc nếu được dùng thuốc và theo dõi khám định kỳ. Chẳng hạn: Người bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi ở thể nhẹ….

Tuy nhiên, đối với người bị rối loạn tâm thần phân liệt, hoang tưởng ảo giác thì tuyệt nhiên không thể làm được việc. Những người này dễ bị kích động và có hành vi gây hại cho người khác.

Những người bị rối loạn tâm thần đa số nhận thức về tinh thần còn hạn chế, ngủ hay thức giấc, luôn trạng thái bình thường như bồn chồn khó chịu, rối loạn tâm lý, ăn uống bất thường, chán ăn, bỏ ăn.

Một số người trong một vài tuần họ không điều chỉnh được những hành vi cảm xúc, người tự nhiên thấy mệt, người đó có khả năng tư duy, biểu hiện cảm xúc bất thường cũng là rối loạn tâm thần.

(BS La Đức Cương, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương)

Vụ bé 6 tuổi bị sát hại: Người thân khóc gào trong đau đớn

Người thân của bé trai 6 tuổi nghi bị bảo vệ dân phố ở Sài Gòn sát hại đau đớn, bàng hoàng và không tin con, cháu mình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bé 6 tuổi bị sát hại ở Sài Gòn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN