Vụ án ông Chấn: Bộ trưởng CA trả lời Quốc hội

Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết Bộ công an đã giao cho cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ phối hợp với các cơ quan tố tụng xử lý vụ án Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang).

Nghị trường Quốc hội tại phiên chất vấn ngày 21/11 luôn nóng bởi các câu hỏi chất vấn về án oan sai. Bên cạnh “nhân vật chính” là Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, còn có sự tham gia giải trình của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Bộ Công an đang xử lý vụ án Nguyễn Thanh Chấn

Tại phiên chất vấn, tham gia giải trình thêm về các câu hỏi của ĐB Quốc hội về vụ án Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Bộ trưởng Trần Đại Quang nói: “Sau khi Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao ra quyết định tái thẩm, Bộ công an đã giao cho cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ phối hợp với các cơ quan tố tụng xử lý vụ việc này theo đúng thẩm quyền và trình tự tố tụng hình sự”.

Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Trần Đại Quang nói thêm rằng, công tác điều tra xử lý các vụ án hình sự, nguyên tắc hàng đầu và xuyên suốt là không để lọt tội phạm, không để oan sai. Đồng thời, nghiêm cấm mớm cung, ép cung, bức cung, nhục hình.

Vụ án ông Chấn: Bộ trưởng CA trả lời Quốc hội - 1

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang. Ảnh: TTBC Quốc hội

“Nếu vi phạm thì phải xử lý nghiêm minh, trường hợp nghiêm trọng phải xử lý hình sự”, Đại tướng Trần Đại Quang khẳng định.

Theo Đại tướng Trần Đại Quang, quan điểm chủ chương nhất quán nêu trên được toàn ngành Công an luôn luôn quán triệt và thực hiện. Tuy nhiên cá biệt vẫn còn xảy ra một số đơn vị địa phương, thậm chí còn án oan sai gây bức xúc cho dư luận.

Bộ trưởng cho biết, theo quy định của pháp luật, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên trực tiếp thụ lý vụ án là những người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra oan sai.

“Bộ Công an có trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan điều tra kể cả nhưng sai sót trong hoạt động điều tra”, Bộ trưởng thừa nhận.

“Viện KSND Tối cao cũng có trách nhiệm”

Tại phiên chất vấn, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng tham gia giải trình về án oan sai, ông cho biết: “Tình trạng oan sai đã giảm đáng kể năm 2013 khi thực hiện Nghị quyết 37 của Quốc hội. Nhưng đáng tiếc oan sai vẫn xảy ra”.

Trả lời ĐB Quốc hội về kiến nghị lắp đặt hệ thống camera tại các phòng hỏi cung, Bộ trưởng cho rằng, đây cũng là một giải pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn và tăng cường quản lý giảm sát hoạt động hỏi cung của điều tra viên.

Bộ Công an cũng đã lựa chọn giải pháp này và đang từng bước trang bị, lắp đặt camera tại phòng hỏi cung và trên thực tế cũng đã lắp đặt được một ở những địa bàn trọng điểm.

Để triển khai được toàn bộ kế hoạch này, sắp tới Bộ Công an sẽ báo cáo chính phủ, báo cáo Quốc hội tăng thêm kinh phí đầu tư trang thiết bị cho công tác điều tra hình sự.

“Với tư cách là cơ quan thực hiện quyền công tố và kiểm sát, Viện KSND Tối cao cũng có trách nhiệm”.

Ông Bình nêu ra “5 việc cần làm với các vụ án oan sai đã xảy ra: Kịp thời mình oan cho người bị oan; tích cực phối hợp cơ quan điều tra tìm ra thủ phạm; triển khai trách nhiệm bồi thường; xem xét trách nhiệm cá nhân, tập thể để xảy ra oan sai; tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá nguyên nhân, kiến nghị khắc phục...

Viện trưởng cho biết, về kiến nghị của các ĐB Quốc hội vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), suốt quá trình làm việc, Viện đã phối hợp với các cơ quan liên quan như Bộ Công an, cơ quan điều tra, tòa án.

Ông cho biết: “Chúng tôi thận trọng giải quyết vụ án này, đưa ra họp Uỷ ban Kiểm sát, Ban cán sự, Lãnh đạo Viện với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn. Kết quả, Hội đồng Thẩm phán đã chấp nhận kháng nghị tái thẩm của Viện Kiểm sát”.

“Bây giờ các đại biểu đề nghị xem xét lại, nhưn đồng chí Chánh án đã nêu, Phán quyết cao nhất, cuối cùng của Hội đồng thẩm phán. Vụ án này không nằm ngoài những việc cần phải làm theo quy định của luật như các vụ oan sai khác”.

Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, sẽ kiểm tra, hướng dẫn chỉ đạo hoạt động điều tra xử lý tội phạm của cơ quan điều tra cấp trên đối với cơ quan điều tra cấp dưới. Kiên quyết xử lý nghiêm điều tra viên, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra có vi phạm trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự.

Điển hình là vụ một số cán bộ chiến sĩ công an huyện Thạch Thất, TP Hà Nội đánh người bị tạm giữ dẫn đến tử vong ngày 22/06/2012, Bộ Công an đã chỉ đạo công an TP Hà Nội tước danh hiệu công an nhân dân đối với 7 cán bộ chiến sĩ và khởi tố vụ án hình sự điều tra truy tố trước pháp luật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Tùng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN