VKSND Tối cao trả lời về định giá hoa lan, vật nuôi
VKSND Tối cao hướng dẫn về trình tự, thủ tục định giá một số loại tài sản không có giá chung trên thị trường như hoa lan, vật nuôi làm cảnh...
VKSND Tối cao vừa có văn bản gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn về trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh về trình tự, thủ tục định giá một số loại tài sản không có giá chung trên thị trường như hoa lan, vật nuôi làm cảnh... và thời hạn các doanh nghiệp viễn thông trả lời, cung cấp thông tin theo lệnh thu giữ thư tín, điện tín của CQĐT và quyết định phê chuẩn của VKS.
VKSND Tối cao trả lời như sau:
1. Trình tự, thủ tục định giá một số loại tài sản không có giá chung trên thị trường (như hoa lan, vật nuôi làm cảnh...)
Theo quy định tại các điều từ Điều 215 đến Điều 221 BLTTHS: Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản (gồm tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu, thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá, tài liệu có liên quan, nội dung yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản ..); việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành.
Các văn bản hướng dẫn thực hiện việc định giá tài sản: Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về việc thành lập và hoạt động của hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự; Nghị định số 97/2019/NĐ-CP ngày 22/12/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 và Thông tư số 30/2020/TT-BTC ngày 17/4/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số diều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP và Nghị định số 97/2019/NĐ-CP.
Để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản. Ảnh: NGÂN NGA
Việc định giá tài sản: căn cứ Luật giá và dựa trên các căn cứ định giá tài sản quy định tại Điều 15 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự đối với tài sản không có giá chung trên thị trường (như hoa lan, vật nuôi làm cảnh ...) được thực hiện theo các quy định của pháp luật nêu trên.
2. Thời hạn các doanh nghiệp viễn thông trả lời, cung cấp thông tin theo lệnh thu giữ thư tín, điện tín của CQĐT và quyết định phê chuẩn của VKS
Theo quy định tại Điều 197 BLTTHS, khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì CQĐT ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Trường hợp không thể trì hoãn thì CQĐT có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho VKS cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn. Cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông có trách nhiệm thực hiện lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu phẩm của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc thu thập thông tin liên quan đến thuê bao điện thoại được thực hiện theo hướng dẫn số 03/HDLN-BCA-VKSNDTC ngày 09/02/20210 của Bộ Công an và VKSND Tối cao, CQĐT ban hành công văn yêu cầu doanh nghiệp Viễn thông cung cấp; thời hạn cung cấp theo yêu cầu của CQĐT.
Liên quan thông tin về vụ mua bán lan đột biến “Ngọc Sơn Cước” trị giá 250 tỉ đồng có vấn đề nghi vấn, thượng...
Nguồn: [Link nguồn]