Việt Nam sẽ tự đóng toa xe lửa với tốc độ 120 km/giờ để sử dụng và xuất khẩu
Ngành đường sắt sẽ tập trung phát triển công nghiệp chế tạo, đóng mới toa xe cung cấp cho tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa quyết định phê duyệt chiến lược phát triển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đến năm 2030, tầm nhìn 2035.
Theo đó, từ nay đến năm 2030, ngành đường sắt đặt mục tiêu phát huy thế mạnh vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, cự ly từ trung bình đến dài. Trong đó, khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn mỗi năm, khối lượng hành khách đạt 21,5 triệu khách mỗi năm.
Về công nghiệp đường sắt, giai đoạn này VNR phải tập trung phát triển công nghiệp chế tạo, đóng mới toa xe cung cấp cho tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Song song đó, đóng mới các loại toa xe khách có vận tốc đạt 120 km/giờ. Liên doanh với các đối tác nước ngoài thiết kế, chế tạo giá chuyển hướng toa xe hàng.
Thêm vào đó, ngành cần nghiên cứu phát triển các loại toa xe có kết cấu tiên tiến, hiện đại với mức tỉ lệ nội địa hóa lên đến 100% đối với toa xe hàng và trên 80% đối với toa xe khách. Nghiên cứu phát triển các loại hình toa xe phục vụ đường sắt đô thị (EMU).
Ngoài ra, ngành cần nghiên cứu và áp dụng công nghệ điện khí hóa để xây dựng các tuyến đường sắt điện khí hóa; Nghiên cứu kỹ thuật phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao...
Hiện nay Việt Nam tự đóng được các toa xe với vận tốc trung bình khoảng 60 km/giờ. Ảnh: V.LONG
Về tiền lương người lao động, toàn ngành phấn đấu tăng tiền lương cho người lao động tối thiểu 7% mỗi năm.
Đến năm 2035, hệ thống đường sắt hiện hữu phải đảm nhận được khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 15,1 triệu tấn/năm; hành khách đạt 27,5 triệu khách/năm. Trường hợp hai đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang được hoàn thành trong giai đoạn này và giao Tổng công ty quản lý, khai thác: Phấn đấu năm đầu đạt khoảng 7,7 triệu khách mỗi năm, tốc độ tăng trưởng 9% mỗi năm.
Để đạt được mục tiêu trên, ngành đường sắt cần tận dụng chất lượng hạ tầng mới được nâng cấp, cải tạo để rút ngắn thời gian chạy tàu khách, tăng cường kết nối với hệ thống đường sắt đô thị, đấu mối giao thông để tăng lượng hành khách trung chuyển. Đồng thời, triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm chủ động hoặc phối hợp khai thác hiệu quả các đoạn tuyến đường sắt mới được hoàn thành trong giai đoạn thực hiện chiến lược.
Về hàng hóa, ngành cần tăng tối đa khối lượng vận tải hàng hóa tại các khu công nghiệp, nhà máy; Thúc đẩy các hoạt động logistics. Tiếp tục đầu tư phương tiện vận chuyển, xếp dỡ chuyên dùng tại các ga đầu mối đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh đồng thời nâng cao năng suất, khối lượng xếp dỡ và gia tăng tiện ích cho khách hàng.
Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện đề án. Trong đó, đề án...
Nguồn: [Link nguồn]