Việt Nam sắp đón nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21

Sự kiện: Tin ngắn

Đây là lần thứ hai và là lần cuối xảy ra nguyệt thực trong năm 2018.

Việt Nam sắp đón nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 - 1

Ảnh nguyệt thực toàn phần xảy ra vào ngày 8/10/2014 tại Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Quốc Phương - Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội)

Theo thông tin từ Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA), vào rạng sáng ngày 28/7/2018 sắp tới, người dân Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Đặc biệt hơn, đây là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

Cụ thể, nguyệt thực lần này sẽ bắt đầu lúc 0h14 ngày 28/7 và kết thúc lúc 6h28 cùng ngày theo giờ Việt Nam. Nguyệt thực đạt cực đại lúc 3h21 với độ sáng biểu kiến là 1.61. Tổng thời gian quan sát đươc nguyệt thực tại Việt Nam là 5 giờ 22 phút.

Các mốc thời gian của nguyệt thực toàn phần lần này tại Việt Nam như sau:

- Lúc 0h14: Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối. (Nhìn bằng mắt thường sẽ khó nhận thấy sự thay đổi màu sắc của Mặt Trăng).

- Lúc 1h24: Bắt đầu pha một phần.

- Lúc 2h30: Bắt đầu pha toàn phần.

- Lúc 4h13: Kết thúc pha toàn phần.

- Lúc 5h10: Kết thúc pha một phần.

- Lúc 5h36: Mặt trăng lặn.

- Lúc 6h28: Nguyệt thực nửa tối kết thúc.

Nguyệt thực lần này sẽ xuất hiện ở hầu hết khu vực của châu Âu, châu Phi, phía tây và trung châu Á, Ấn Độ Dương, và phía tây châu Úc. Theo tính toán của các nhà thiên văn học, đây là lần thứ hai và là lần cuối xảy ra nguyệt thực trong năm 2018. Lần nguyệt thực tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 21/1/2019.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, ánh sáng đỏ từ Mặt Trời đi xuyên qua bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất đến Mặt Trăng. Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ này nên từ Trái Đất, người quan sát sẽ nhìn thấy một Mặt Trăng có màu đỏ tối, nhiều người hay gọi một cách kỳ bí là “trăng máu”.

Kỳ thú: Trăng xanh, siêu trăng, nguyệt thực cùng hội tụ sau 150 năm

Ba hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đó là trăng xanh, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần sẽ cùng xuất hiện trên bầu trời...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN