Việt Á là công ty duy nhất có năng lực được Bộ Y tế cấp phép?
Trịnh Thanh Hùng, cựu phó vụ trưởng Vụ Các ngành Kinh tế - kỹ thuật (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), khai phải cho Công ty Việt Á tham gia nghiên cứu kit test COVID-19 để Bộ Y tế cấp phép
Sáng nay 27-12, phiên tòa xét xử bị cáo Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, cùng nhóm sĩ quan Học viện Quân y tiếp tục với phần xét hỏi.
Bị cáo Trịnh Thanh Hùng tại phiên toà
Trong vụ án này, Cơ quan tố tụng quân sự cáo buộc bị cáo Trịnh Thanh Hùng, cựu phó vụ trưởng Vụ Các ngành Kinh tế - kỹ thuật (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), đã lợi dụng chức vụ quyền hạn can thiệp, thông đồng với các cá nhân khác cho Công ty Việt Á vào tham gia đề tài nghiên cứu kit test COVID-19 với Học viện Quân y bằng kinh phí nhà nước. Sau đó, bị cáo còn làm các thủ tục, giúp Công ty Việt Á được sản xuất thương mại kit test, dù sản phẩm này của nhà nước làm chủ sở hữu. Sau đó Hùng, được Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Việt Á, cảm ơn 350.000 USD.
Bị thẩm vấn đầu tiên tại phiên tòa sáng nay 27-12, bị cáo Trịnh Thanh Hùng khai đầu năm 2020, dịp trước Tết Nguyên Đán, có nhận điện thoại của Hồ Anh Sơn, thượng tá, cựu phó giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học quân sự (thuộc Học viện Quân y). Khi đó bị cáo Sơn nói Học viện Quân y tiếp cận được tài liệu của Đức và đã thử nghiên cứu kit test COVID-19 song chi phí cao nên cần Bộ Khoa và học Công nghệ hỗ trợ.
Sau đó, Hùng trả lời Học viện Quân y cần tìm doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO về kit test PCR, hợp tác nghiên cứu để nếu thành công, sản phẩm mới được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Cựu Vụ phó trình bày: "Sơn nói có quen một doanh nghiệp nhưng chỉ sản xuất kit que thử, không làm PCR nên bị cáo nhớ tới Phan Quốc Việt vì Công ty Việt Á từng hợp tác với Học viện Quân y phát triển kit PCR bệnh lao. Bị cáo gợi ý Sơn nên hợp tác cùng Việt Á và Sơn đồng ý".
Sau đó, Hùng gọi điện cho Phan Quốc Việt, bảo hợp tác với Học viện Quân y và từ đây, mọi việc do Việt và Sơn chủ động liên hệ, xây dựng hồ sơ, thuyết trình… còn bị cáo không liên quan nữa.
Bị cáo Phan Quốc Việt tại phiên toà
Cáo trạng thể hiện Học viện Quân y từng gửi công văn số 432 tới Bộ Khoa học và Công nghệ, đề nghị nghiên cứu. Tuy nhiên, bị cáo Hùng yêu cầu Học viện Quân y bổ sung thêm nội dung phối hợp nghiên cứu cùng Công ty Việt Á.
Về việc này, Trịnh Thanh Hùng giải thích khi đó nhu cầu là phải "trong thời điểm cấp bách, cần có kit test nhanh nhất" song Học viện Quân y không có chứng chỉ ISO liên quan nên dù nghiên cứu thành công trong phòng thí nghiệm, cũng không được Bộ Y tế cấp phép. Do đó, cho Công ty Việt Á vào tham gia, sản phẩm nghiên cứu thành công sẽ được lưu hành vì doanh nghiệp này có đủ điều kiện. "Bị cáo công tác 16 - 17 năm, chỉ biết duy nhất Công ty Việt Á là có chức năng, năng lực, sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép"- cựu vụ phó khai.
Về phần mình, cả Hồ Anh Sơn và Phan Quốc Việt đều "không có ý kiến trước lời khai của Trịnh Thanh Hùng". Sơn nói thêm, đã soạn văn bản, cho Công ty Việt Á cùng nghiên cứu kit test với Học viện Quân y vì được Hùng giới thiệu.
Bị cáo Phan Quốc Việt trình bày, đồng ý để Công ty Việt Á phối hợp cùng Học viện Quân y vì Trịnh Thanh Hùng nói "việc cấp bách" là phải có kit test COVID. Nhiệm vụ của Việt Á khi phối hợp với quân y, theo văn bản của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh ký là các phần việc liên quan nghiên cứu, sản xuất. Trong quá trình nghiên cứu, tên bị cáo cũng có trong danh sách đề tài nghiên cứu với tư cách thành viên nghiên cứu.
Theo bị cáo, ngay từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, Công ty Việt Á đã bắt tay vào nghiên cứu kit test phát hiện COVID-19. Việc nghiên cứu chủ yếu là vợ bị cáo Hồ Thu Thủy cùng cộng sự có chuyên môn đứng ra đảm nhiệm.
Nguồn: [Link nguồn]
Cơ quan tố tụng xác định trong quá trình chống dịch COVID-19, Học viện Quân y đã mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á với giá cao rồi được Phan Quốc Việt chi “hoa hồng“ hơn...