Việt Á có chính sách chi phần trăm hoa hồng cho nhân viên và lãnh đạo BVĐK TP Cần Thơ

Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ phát hiện trong quá trình bán kit xét nghiệm tại BVĐK TP Cần Thơ, công ty Việt Á có chính sách chi tiền phần trăm hoa hồng cho nhân viên và lãnh đạo BV.

Ngày 18-10, nguồn tin của PLO cho hay Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã hoàn tất Kết luận điều tra vụ lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại BVĐK TP Cần Thơ từ năm 2018-2021.

Đồng thời Cơ quan CSĐT chuyển hồ sơ cho VKS đồng cấp đề nghị truy tố ba bị can, gồm: Phạm Ngọc Thùy (SN 1987); Đỗ Thị Yến Phương (SN 1990, cùng là cựu nhân viên khoa Xét nghiệm) và Trần Tiến Lực (SN 1987, nhân viên kinh doanh công ty CP Công nghệ Việt Á).

Cả ba bị can bị đề nghị truy tố tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 355 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

2 cựu nhân viên BV chiếm đoạt 800 triệu đồng

Kết quả điều tra, Thùy và Phương là nhân viên khoa Xét nghiệm BVĐK TP Cần Thơ, được phân công nhiệm vụ thực hiện giao, nhận hàng hóa với công ty CP Công nghệ Việt Á (công ty Việt Á); thực hiện xét nghiệm, kiểm kho, dự trù hóa chất hàng tháng.

Từ đó, Phương và Thùy quen biết Lực và khoảng cuối năm 2017, đầu năm 2018, Lực trao đổi với Phương, Thùy về quá trình làm xét nghiệm, nếu có hóa chất dư thì công ty sẽ có chính sách hỗ trợ mua lại hàng.

Tháng 2-2023, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với hai bị can Phạm Ngọc Thùy và Đỗ Thị Yến Phương. Ảnh: CACT

Tháng 2-2023, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với hai bị can Phạm Ngọc Thùy và Đỗ Thị Yến Phương. Ảnh: CACT

Sau đó, Phương và Thùy đã tự tính toán trong quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm. Ngoài việc sử dụng kit xét nghiệm tương ứng với từng loại bệnh, còn phải sử dụng một kit chứng âm, một kit chứng dương (mẫu bệnh nhân đã biết kết quả âm tính, dương tính) và những hóa chất đi kèm khác trong một lần thực hiện xét nghiệm.

Thời điểm đó, phòng Xét nghiệm sinh học phân tử sử dụng máy PCR nhãn hiệu AriaMx Real-Time PCR System, tối đa có thể để 94 mẫu bệnh phẩm và một chứng âm, cùng một chứng dương. Nếu gom nhiều đợt mẫu bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm cùng một lần sẽ có hóa chất dư.

Để hợp thức hóa lượng hàng dư, Lực, Thùy và Phương đã bàn bạc, thống nhất về cách làm hàng khống và giao hàng khống (bao bì nhãn mác như thật, nhưng bên trong là nước lọc).

Theo đó, cuối tháng, khi kiểm kho và dự trù hàng cho tháng tiếp theo, Phương và Thùy sẽ xác định trong đơn hàng của BV cần bao nhiêu kit thật để xét nghiệm, phần còn lại nhận hàng khống. Khi khoa Dược đặt mua hàng của công ty Việt Á, Phương và Thùy sẽ thông báo với Lực về số lượng hàng thật và số lượng hàng khống.

Khi giao hàng, Lực sẽ thông báo cho Phương và Thùy ký hiệu trên hộp hoặc số lô hàng khống để Phương và Thùy biết. Sau khi nhận hàng khống Phương, Thùy bỏ không sử dụng. Khi BVĐK TP Cần Thơ thanh toán toàn bộ đơn hàng, công ty Việt Á sẽ tính toán trừ các chi phí và trả lại tiền hàng khống còn lại cho Phương và Thùy.

Kết quả điều tra, từ tháng 1-2018 đến tháng 5-2021, tổng giá trị hàng khống công ty Việt Á đã cung cấp cho BVĐK TP Cần Thơ theo yêu cầu của Phương, Thùy và Lực hơn 1,9 tỉ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, công ty Việt Á đã chuyển cho Lực số tiền hơn 1,2 tỉ đồng, rồi Lực thanh toán lại cho Phương, Thùy.

Trong quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ phát hiện trong quá trình bán kit xét nghiệm tại BVĐK TP Cần Thơ, công ty Việt Á có chính sách chi tiền phần trăm hoa hồng cho nhân viên và lãnh đạo BV. Ảnh: HẢI DƯƠNG

Trong quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ phát hiện trong quá trình bán kit xét nghiệm tại BVĐK TP Cần Thơ, công ty Việt Á có chính sách chi tiền phần trăm hoa hồng cho nhân viên và lãnh đạo BV. Ảnh: HẢI DƯƠNG

“Hai bị can Thùy và Phương đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn được phân công, kê khống số lượng hàng hóa phục vụ công tác xét nghiệm, câu kết với Lực cung cấp hàng khống, gây thiệt hại cho BVĐK TP Cần Thơ số tiền hơn 1,9 tỉ đồng. Trong đó Phương và Thùy thừa nhận mỗi người chiếm đoạt 400 triệu đồng” - Kết luận điều tra thể hiện.

Tiếp tục điều tra hai nội dung

Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra còn phát hiện có sự chênh lệch số tiền hơn 412,6 triệu đồng, là tiền chênh lệch khi công ty Việt Á sử dụng hóa chất tách chiết thủ công và BVĐK TP Cần Thơ thanh toán hóa chất tách chiết tự động.

Nguyên nhân phát sinh số tiền này là do Phương và Thùy thỏa thuận với Lực về việc gửi mẫu xét nghiệm của đến công ty Việt Á để thực hiện xét nghiệm. Sau đó, chuyển kết quả cho Phương và Thùy xác nhận, trả kết quả cho bệnh nhân. Việc thỏa thuận của ba bị can này là tự thực hiện, không được sự đồng ý của BV. Do đó, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Công an TP còn phát hiện trong quá trình bán kit xét nghiệm tại BVĐK TP Cần Thơ, công ty Việt Á có chính sách chi tiền phần trăm hoa hồng cho nhân viên và lãnh đạo BV. Tuy nhiên, hành vi chi tiền chiết khấu liên quan đến các gói thầu mua sắm tập trung của Sở Y tế TP. Do đó, Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục điều tra làm rõ và đề xuất xử lý sau.

Tháng 2-2023, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với hai bị can Phạm Ngọc Thùy và Đỗ Thị Yến Phương.

Đến tháng 7-2023, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Trần Tiến Lực.

Cựu giám đốc CDC nói ”không nhận đồng nào liên quan Việt Á”, nhưng thực tế cầm 5 tỷ tiền ”cảm ơn”

Ông Lâm Văn Tuấn, cựu Giám đốc CDC Bắc Giang từng nói với các phóng viên, nhà báo rằng "không nhận bất kỳ đồng nào liên quan đến kit test Việt Á". Tuy nhiên, cơ quan tố...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo CHÂU ANH ([Tên nguồn])
Móc ngoặc, "thổi giá" kit test COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN