Việc hoàn thành tuyến đường sắt số 3 liên quan tới uy tín của Hà Nội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị, ngay trong tháng 10, hai quận Đống Đa và Ba Đình phải chi trả xong phần đền bù, hỗ trợ cho người dân liên quan đến Dự án tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Ngày 16/9, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội (tuyến số 3), đoạn Nhổn - ga Hà Nội trên địa bàn quận Ba Đình.

Theo đại diện lãnh đạo quận Ba Đình, dự án ga ngầm S9 thuộc địa bàn 2 phường Kim Mã và Ngọc Khánh, trong đó, phường Kim Mã có 18 hộ dân thuộc diện thu hồi tạm thời, còn phường Ngọc Khánh có 17 trường hợp phải thu hồi, với 15 nghìn m2.

Tính đến thời điểm này, UBND quận Ba Đình đã ban hành xong các quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án, thực hiện chi trả toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ (50 tỷ đồng), bố trí tái định cư đối với 13 hộ tại nhà N07 khu 5,3 ha Dịch Vọng; đã thu hồi xong mặt bằng và bàn giao cho chủ đầu tư để thi công dự án.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhận định, việc hoàn thành tuyến đường sắt số 3 liên quan tới uy tín của Hà Nội, bởi đây là dự án sử dụng vốn vay ODA.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhận định, việc hoàn thành tuyến đường sắt số 3 liên quan tới uy tín của Hà Nội, bởi đây là dự án sử dụng vốn vay ODA.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông đề nghị các sở, ngành liên quan trong thời gian tới cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ để giải quyết những vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ người dân di chuyển nhà ở khỏi khu vực bị ảnh hưởng trong thời gian thi công dự án ga ngầm S9. 

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhận định, dự án ga ngầm S9 là dự án sử dụng vốn vay ODA. Việc hoàn thành tuyến đường sắt số 3 còn liên quan tới uy tín của đất nước và Thủ đô Hà Nội, bởi đây là dự án sử dụng vốn vay ODA.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực yêu cầu các đơn vị liên quan phải cam kết thực hiện xong các hạng mục trên mặt đất của dự án ngay trong năm 2022. Với phần giải phóng mặt bằng các công trình ngầm đi từ quận Ba Đình, quận Đống Đa đến ga Hà Nội, đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát cơ chế, chính sách, đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng với 50 hộ bị ảnh hưởng để sớm thống nhất chi tiết phương án chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Ngay trong tháng 10, hai quận Đống Đa và Ba Đình phải chi trả xong phần đền bù, hỗ trợ cho người dân. Trong đó, cần lên kế hoạch cụ thể, quy định rõ chi trả ở đâu, hình thức nào, những hộ chưa đến lĩnh tiền đền bù thì sẽ xử lý cụ thể ra sao… Trong quá trình thực hiện, cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng kịp thời nguyện vọng chính đáng của người dân.

Trước đó, UBND TP Hà Nội có Tờ trình gửi HĐND TP về việc thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội. UBND TP Hà Nội dự kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, từ 2009 – 2022 thành 2009 – 2027 (chưa bao gồm thời gian bảo hành 24 tháng), trong đó, đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao vào năm 2022; đưa vào khai thác, vận hành toàn tuyến vào năm 2027 (gồm cả đoạn ngầm).

UBND TP cũng đề xuất điều chỉnh Tổng mức đầu tư dự án tăng từ 32.910 tỷ đồng lên 34.826 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư tăng thêm 1.916 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung cho phần tăng thêm sử dụng từ ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 7/8 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án.

Hơn 1.900 tỷ đồng tăng thêm tại dự án Nhổn - ga Hà Nội lấy từ đâu?

Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường sắt Nhổn-ga Hà Nội được thông qua với tổng mức đầu tư tăng thêm hơn 1.900 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.Linh ([Tên nguồn])
Đường sắt trên cao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN