Video cận cảnh cây muỗm 360 năm tuổi vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cây muỗm 360 năm tuổi trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa (thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa có Quyết định công nhận cây muỗm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa tại thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là Cây Di sản Việt Nam.

Cận cảnh cây muỗm 360 năm tuổi vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Theo các tài liệu, nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa được xây dựng bề thế, khang trang vào năm Quý Dậu triều Lê (1573) với nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi như cây muỗm, cây đại, cây duối…

Nhà thờ hiện ở khu đất rộng trên 3.000 m2 có 3 tòa nhà được xây dựng kiên cố dưới bóng cây sum suê tươi tốt. Sau khi được xây dựng, các tiền nhân trồng cây nhiều cây có giá trị, trong đó có cây muỗm.

Cây muỗm tính đến nay ít nhất khoảng 360 năm tuổi. Chu vi thân cây tại độ cao cách mặt đất 1,3m là 3,7m, đường kính 1,178 m, chiều cao cây 30m và chu vi bạnh vè, chu vi tán 70,9m.

Một số hình ảnh về cây muỗm vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam:

Cây muỗm 360 năm tuổi nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa. Nhà thờ được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa năm 2005.

Cây muỗm 360 năm tuổi nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa. Nhà thờ được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa năm 2005.

Theo dòng họ Phan Tôn Chu, cứ đến đầu mùa xuân cây nảy lộc, đâm chồi ra hoa kết trái. Trái muỗm chín vào khoảng cuối tháng 6 âm lịch, quả chín màu vàng, to bằng nắm tay, khi chín ăn ngọt có vị thanh chua, mùi thơm quyến rũ. Cây muỗm trở thành nhân chứng qua thăng trầm của thời gian...

Theo dòng họ Phan Tôn Chu, cứ đến đầu mùa xuân cây nảy lộc, đâm chồi ra hoa kết trái. Trái muỗm chín vào khoảng cuối tháng 6 âm lịch, quả chín màu vàng, to bằng nắm tay, khi chín ăn ngọt có vị thanh chua, mùi thơm quyến rũ. Cây muỗm trở thành nhân chứng qua thăng trầm của thời gian...

Dưới gốc cây muỗm cổ thụ, nhiều thế hệ con, cháu hậu duệ dòng họ đã hội tụ, gặp gỡ để vinh quy bái tổ giờ trưởng thành. Có những người con ưu tú anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến của dân tộc và nhiều người có đóng góp to lớn cho cho quê hương, đất nước thời đổi mới.

Dưới gốc cây muỗm cổ thụ, nhiều thế hệ con, cháu hậu duệ dòng họ đã hội tụ, gặp gỡ để vinh quy bái tổ giờ trưởng thành. Có những người con ưu tú anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến của dân tộc và nhiều người có đóng góp to lớn cho cho quê hương, đất nước thời đổi mới.

Theo đại diện dòng họ Phan Tôn Chu, ngày nay, khi có những sự kiện quan trọng, dòng họ lại tổ chức hát ca trù dưới gốc cây muỗm cổ thụ để nhớ về một thuở hào quang, để ngợi ca cuộc sống mới, vang vọng trong niềm tự hào ở một vùng quê giàu bản sắc văn hóa và cách mạng.

Theo đại diện dòng họ Phan Tôn Chu, ngày nay, khi có những sự kiện quan trọng, dòng họ lại tổ chức hát ca trù dưới gốc cây muỗm cổ thụ để nhớ về một thuở hào quang, để ngợi ca cuộc sống mới, vang vọng trong niềm tự hào ở một vùng quê giàu bản sắc văn hóa và cách mạng.

"Cây muỗm - Cây Di sản Việt Nam, vật báu của dòng họ đang góp phần cho quần thể các công trình thờ tự linh thiêng, làm cho nơi đây trở thành một địa chỉ du lịch tâm linh, trải nghiệm", đại diện dòng họ Phan Tôn Chu chia sẻ.

"Cây muỗm - Cây Di sản Việt Nam, vật báu của dòng họ đang góp phần cho quần thể các công trình thờ tự linh thiêng, làm cho nơi đây trở thành một địa chỉ du lịch tâm linh, trải nghiệm", đại diện dòng họ Phan Tôn Chu chia sẻ.

Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Nguồn: [Link nguồn]

Trụ sở thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) được ví như một khu rừng thu nhỏ, nơi đây có nhiều cây cổ thụ hơn 150 năm tuổi, trong đó 53 cây vừa được công nhận cây di sản Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Phong ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN