Vì sao “xã hội đen” hợp pháp ở Nhật?

Mafia Nhật Bản hoạt động theo cách châu Âu hay Mỹ cảm thấy không thể tin được. Các tạp chí, truyện tranh, phim ảnh vẫn tung hô những anh hùng xã hội đen. Những ông trùm khét tiếng không khác gì ngôi sao hạng A.

Băng đảng Yamaguchi, một trong những băng nhóm hung tợn và lớn nhất toàn cầu có thu nhập hằng năm ước tính đạt 6 tỉ đôla từ thuốc phiện, bảo kê, cho vay nặng lãi và kể cả thị trường chứng khoán Nhật.

Vì sao “xã hội đen” hợp pháp ở Nhật? - 1

Hình ảnh thường thấy của yakuza Nhật: Xăm kín người!

Năm nay có hơn 2.000 thành viên trong tổng số 23.400 người rời khỏi băng nhóm khiến cảnh sát Nhật bị đặt vào tình trạng báo động. Họ sợ rằng một cuộc thanh trừng giữa các phe cánh đối lập như thập niên 1980 sẽ lại xảy ra một lần nữa.

Các thành viên của tổ chức yakuza – mafia Nhật Bản - ở một chừng mực nào đó vẫn vô tội trước pháp luật. Tìm kiếm một băng đảng khét tiếng cũng không khó khăn gì ở đất nước Mặt trời mọc.

Yakuza đặt trụ sở chính ngay tại con phố mua sắm Ginza nổi tiếng. Miếng kim loại khắc dòng chữ Sumiyoshi-kai ở cửa cho biết đây là nơi một băng nhóm yakuza khét tiếng không đang cư ngụ. Tất cả các thành viên đều có card visit và đăng kí với cảnh sát đàng hoàng. Một số thậm chí còn có cả lương hưu hay trợ cấp.

Vì sao “xã hội đen” hợp pháp ở Nhật? - 2

Các thành viên yakuza với hình xăm phủ toàn bộ cơ thể

Yakuza xuất thân từ những kẻ trộm cắp và cờ bạc từ thời Edo (năm 1603-1868) rồi trở thành một hệ thống tội phạm toàn quốc. Trong thời kì hiện đại hóa nước Nhật, chúng thâm nhập thậm chí còn sâu hơn vào nền kinh tế. Sau Thế chiến thứ hai, yakuza phất lên nhanh chóng ở thị trường chợ đen.

Thời đỉnh cao năm 1960, tổ chức tội phạm này có trên 184.000 thành viên. Yakuza thời điểm đó có liên hệ mật thiết với các chính trị gia bảo thủ và từng được đảng Dân chủ tự do LDP sử dụng như một con bài khắc chế các phe cánh tả. Mối quan hệ đó đến này vẫn chưa bị xóa sổ hoàn toàn.

Chính lịch sử lâu đời này phần nào giải thích vì sao yakuza vẫn không bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, dưới sức ép khi Mỹ muốn Nhật kiểm soát mạnh tay hơn nữa các băng nhóm tội phạm có tổ chức, yakuza đã bị trấn áp vô cùng khốc liệt.

Sắc lệnh ngăn ngừa yakuza được đưa ra 3 năm trước tuyên bố cấm mọi công ty có làm ăn dính dáng tới mafia. Các doanh nghiệp từ ngân hàng tới cửa hàng nhỏ đều phải đảm bảo rằng không có bất kì khách hàng nào có liên hệ với xã hội đen. Các thành viên yakuza không thể mở được tài khoản ngân hàng.

Vì sao “xã hội đen” hợp pháp ở Nhật? - 3

Bố già băng đảng Yamaguchi dự một đám tang năm 1980

Dù vậy vẫn không có quy định cụ thể nào để xử lý các ổ nhóm tội phạm. Cảnh sát tin rằng những sắc lệnh đưa ra phần nào khiến yakuza phải chùn tay. Theo lời của Hiroki Allen, một tư vấn tài chính và an ninh có nghiên cứu về yakuza, ít nhất bây giờ chúng đã được kiểm soát và tuân thủ luật. Ông nói: "Mấy kẻ du côn vào đồn cảnh sát giờ không còn dám phản kháng như trước nữa. Nếu một kẻ nào đó gây tội, bạn chỉ cần gọi cảnh sát và toàn bộ đường dây của chúng sẽ bị xử lý triệt để”.

Kết quả là yakuza vẫn hoạt động theo cách châu Âu hay Mỹ cảm thấy không thể tin được. Các tạp chí, truyện tranh, phim ảnh vẫn tung hô những anh hùng xã hội đen. Những ông trùm khét tiếng không khác gì ngôi sao hạng A. Dù số thành viên đã sụt giảm kỉ lục ở mức 53.500 người nhưng theo Cơ quan Cảnh sát toàn quốc, các công việc tay chân vẫn chỉ dành cho những lao động tự do không có tiền án. Số mafia ẩn dật chủ yếu tham gia vào các đường dây kiếm tiền "bẩn" từ lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Điều này khiến việc phát hiện ra chúng là vô cùng khó khăn.

Yakuza cũng tham gia vào vụ dọn dẹp sau khi nhà máy hạt nhân Fukushima phát nổ và chắc chắn sẽ kiếm được món hời lớn nếu nhúng tay vào các công trình phục vụ Olympic 2020. Nhật Bản dù sao vẫn thích các tổ chức tội phạm “được tổ chức” hơn là những kẻ vô kỉ luật!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh (Theo Economist) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN