Vì sao thu ngân sách của TP HCM giảm so với Hà Nội?

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Đến năm 2022, do ảnh hưởng dịch COVID-19 và tình hình chung, thu ngân sách của TP HCM giảm so với Hà Nội

Sáng 5-10, Đoàn công tác của Đảng đoàn Quốc hội, do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn, đã làm việc với Thành ủy TP HCM. 

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội đã yêu cầu Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận lý giải nguyên nhân thu ngân sách của TP HCM giảm so với Hà Nội. 

Đảng đoàn Quốc hội làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM

Đảng đoàn Quốc hội làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM

Thứ trưởng Lê Tấn Cận cho biết đến nay, thu ngân sách của TP HCM đã đạt gần 77% dự toán. Qua làm việc với TP HCM để xây dựng dự toán năm 2025, Bộ Tài chính đánh giá trong năm 2024, thu ngân sách của TP sẽ vượt gần 2% so với dự toán.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, TP HCM và Hà Nội là hai địa phương thu ngân sách dẫn đầu cả nước. Trong năm 2021, TP HCM thu ngân sách cao hơn Hà Nội trên 40.000 tỷ đồng. 

Đến năm 2022, do ảnh hưởng dịch COVID-19 và tình hình chung, thu ngân sách của TP HCM giảm so với Hà Nội. 

Đến nay, theo dự toán giao thì thu ngân sách giữa TP HCM và Hà Nội chênh lệch khoảng 30.000 tỉ đồng. 

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận phát biểu tại buổi làm việc

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận phát biểu tại buổi làm việc

Về nguyên nhân, ông Lê Tấn Cận cho biết có hai nguồn thu chính bị ảnh hưởng, dẫn đến thu ngân sách của TP HCM giảm.

Nguồn thu thứ nhất liên quan lĩnh vực đất đai. Nếu như tiền thu sử dụng đất của Hà Nội trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt gần 33.000 tỉ đồng thì TP HCM chỉ khoảng 5.900 tỉ đồng (chênh lệch nhau khoảng 27.000 tỉ đồng). 

Tình hình giao dịch đất đai không được triển khai cũng làm ảnh hưởng đến các khoản liên quan. Điển hình là các khoản thuế, chuyển nhượng, chuyển quyền, thu nhập và kể cả thuế VAT. "Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thu ngân sách giữa TP HCM với Hà Nội có sự chênh lệch" - ông Lê Tấn Cận nhận xét. 

Một nguyên nhân khác được ông Lê Tấn Cận nêu ra liên quan sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 của các doanh nghiệp. Hiện nay, TP HCM có gần 280.000 doanh nghiệp. Trong khi đó, số doanh nghiệp của Hà Nội là dưới 200.000. 

"Nhưng khi triển khai phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, có thể nói tình hình kê khai về thuế đối với khu vực TP HCM giảm sút hơn so với Hà Nội. Điều này cho thấy sự phục hồi của các doanh nghiệp tại Hà Nội có sự phát triển hơn" - ông Cận nhìn nhận. 

Một nguyên nhân nữa mà ông Cận đưa ra là không chuyển dịch được đất bởi liên quan bảng giá đất. "TP HCM đang triển khai và sẽ công bố bảng giá đất trước ngày 15-10. Tôi hy vọng từ nay tới cuối năm, TP HCM sẽ có những triển vọng, phát triển tốt hơn để có nguồn thu ngân sách đảm bảo theo dự toán. Từ đó, thu ngân sách của TP HCM sẽ vượt dự kiến" - Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh. 

Tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Cần Thơ làm Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo LÊ VĨNH. Ảnh: HOÀNG TRIỀU ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN