Vì sao Obama đề cử 2 cựu binh VN cho nội các?

Obama vừa đề cử hai cựu chiến binh Việt Nam là ông Chuck Hagel và John Kerry vào vị trí lãnh đạo Bộ quốc phòng và Bộ Ngoại giao. Đường lối mà hai chính trị gia này theo đuổi có thể bị ám ảnh bởi “bóng ma chiến tranh Việt Nam”.

Khi tranh cử vị trí Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2008, một trong những lợi thế của ông Barack Obama có được chính là tuổi tác, vì ông không thuộc thế hệ chiến tranh Việt Nam, nên vì thế không mang trong mình nỗi ám ảnh từ sự thất bại đó của nước Mỹ. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống từng nói với một nhà báo: “Đó là vấn đề thế hệ. Quan điểm của Tổng thống sẽ không dựa trên vấn đề Việt Nam. Đây là Tổng thống đầu tiên không biện minh cho mình dựa trên một thời kỳ dữ dội”.

Kỳ lạ thay là gần đây ông Obama đã tiến cử ông John Kerry và Chuck Hagel, hai trong số các nhân vật chịu ảnh hưởng của cuộc chiến Việt Nam nhất, vào vị trí sẽ đảm trách chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Ông Kerry nổi lên trong vai trò đại diện cho cựu chiến binh Mỹ từ Việt Nam chống lại chiến tranh, còn ông Hagel bộc lộ thái độ chỉ trích rất bản năng đối với cựu Tổng thống George W. Bush bằng việc đề cao kinh nghiệm của mình từ cuộc chiến Việt Nam. Nếu hai nhân vật này thực sự trở thành Ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng, thì có thể bóng ma Việt Nam sẽ lại quay về trong chính sách ngoại giao của nước Mỹ.

Điều đó có nghĩa là gì? Có khả năng ông Obama cũng không muốn chính sách của đất nước sau này sẽ tương tự như thời chiến cách đây vài thập kỷ. Khi đánh giá lại đường lối ở Afghanistan, ông Obama đã học bài học được nói đến nhiều trong lịch sử Việt Nam, đó là những bài học thất bại, trong đó liệt kê những sai lầm của chính quyền, và lập luận rằng, ông đã sống sót từ cuộc chiến và giành chiến thắng trong cuộc đua tái bầu cử.

Vì sao Obama đề cử 2 cựu binh VN cho nội các? - 1

Từ trái qua phải, ông Chuck Hagel, Tổng thống Obama và ông John Kerry (Ảnh: The Daily Beast)

Theo một số nhà bình luận, ông Obama đã lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia cố vấn như Richard Holbrooke và Joe Biden rằng cả hai cuộc chiến có rất nhiều điểm tương đồng. Nhiều nhà quan sát cho biết, trong một bữa tối riêng tư, ông Obama nói với nhà sử học Robert Caro và David Kennedy rằng ông rất sợ những thành tựu vĩ đại trong nước lại bị hủy hoại bởi các cuộc chiến ở nước ngoài.

Nhiều người đánh giá rằng kể từ những năm 1960 đến giờ chỉ có chính quyền dưới thời ông Obama đưa ra các quyết định không chịu ảnh hưởng của ký ức ở Việt Nam.

Một cách hiểu khác là việc ông Obama lựa chọn Kerry và Hagel là để vá lỗ hổng thế hệ trong chính sách ngoại giao của đảng Dân chủ. Nhiều người ca ngợi lối suy nghĩ mới trong chính sách ngoại giao của ông Obama trong nhiệm kỳ đầu, thậm chí gọi đó là “Obamamian”, tức là một đường lối mang bản sắc Obama. Tuy nhiên, tại Lầu Năm Góc, ông Obama có ít lựa chọn ngoài ông Hagel Bà bà Michele Flournoy (người ra đời sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc) có vẻ cần tích lũy thêm nhiều năm kinh nghiệm trước khi đảm nhiệm vị trí quan trọng như Bộ trưởng quốc phòng.

Một khả năng nữa là lựa chọn của ông Obama không nhấn mạnh vào về kinh nghiệm chiến tranh của ông Kerry và Hagel mà là những hoạt động liên quan đến Tổng thống. Ông Kerry là người sớm ủng hộ ông Obama từ năm 2008, và kết quả là ông Obama chiến thắng bà Hillary Clinton, còn ông Hagel tạo nên ấn tượng rằng ông ủng hộ Obama thông qua ủng hộ vợ ông. Có lẽ Tổng thống đang đền đáp hai người trung thành với mình.

Dĩ nhiên sẽ không có một thứ kiểu như “quan điểm của cựu chiến binh Việt Nam” trong chính sách ngoại giao của Mỹ. John McCain thường bất đồng với Chuck Hagel, còn Chuck Hagel thường bất đồng với John Kerry. Ví dụ, ông Kerry thích biện pháp quân sự hơn ông Obama trong vấn đề Libya, còn ông Hagel từng nói rằng chính sách can thiệp làm hại đến nỗ lực ngoại giao của nước Mỹ với Iran.

Vì sao Obama đề cử 2 cựu binh VN cho nội các? - 2

Ông John Kerry (đứng thứ 2 từ trái sang) trong lực lượng Mekong Delta của Mỹ tại Việt Nam năm 1969 (Ảnh: AP)

Trong lịch sử Mỹ cũng từng có lần cựu chiến binh được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu ngành ngoại giao sau nhiều thập kỷ tham gia chiến tranh. Cựu chiến binh cuối cùng từ thời nội chiến ở Mỹ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng chiến tranh năm 1909, còn cựu binh cuối cùng của Thế chiến II là Warren Christopher được bổ nhiệm làm Bộ trưởng ngoại giao năm 1997.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý trong đề cử đối với ông Hagel và Kerry là mức độ ảnh hưởng đáng kể của trải nghiệm chiến tranh ở hai nhân vật này, cũng như cách mà ông Obama và các cố vấn trước đây đã tách bạch mình ra khỏi thế hệ ông Kerry-Hagel. Chính quyền của ông Obama được kỳ vọng là không chịu ảnh hưởng của ký ức chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, bóng ma đó có thể sẽ quay lại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Quỳnh (Theo The Daily Beast) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN