Vì sao không biết chữ vẫn có thể làm Giám đốc Trung tâm đăng kiểm ở TP.HCM?

Theo tìm hiểu cụ thể, ông Hồ Hữu Tài là Giám đốc trên giấy tờ tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-17D.

Thông tin tại cuộc họp báo Chính phủ vào chiều 3/1, Trung tướng Tô Ân Xô- Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, ông Hồ Hữu Tài, Giám đốc tại Trung tâm đăng kiểm 50-17D Nhà Bè (TP. HCM) không biết chữ, không đọc được và mới chỉ học lớp 3 cách đây 50 năm.

Theo tìm hiểu cụ thể, ông Hồ Hữu Tài là Giám đốc trên giấy tờ, được Trung tâm đăng kiểm 50-17D thuê làm Giám đốc.

Cụ thể, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-17D là trung tâm đăng kiểm xã hội hoá, ông Tài mặc dù là Giám đốc nhưng không phải đăng kiểm viên, không phải là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định của Trung tâm và ký giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT & BVMT) các phương tiện thực hiện kiểm định tại trung tâm này, cũng không có vai trò trong công tác kiểm định ATKT & BVMT phương tiện tại Trung tâm đăng kiểm 50-17D.

Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-17D do ông Hồ Hữu Tài làm Giám đốc

Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-17D do ông Hồ Hữu Tài làm Giám đốc

Được biết, Trung tâm đăng kiểm 50-17D có 1 dây chuyền loại II với 6 đăng kiểm viên gồm: Phạm Công Danh, Dương Minh Khánh, Phan Hữu Minh, Lê Tấn Thiện, Nguyễn Trung Tín và Trần Thanh Vinh.

Trong đó, ông Trần Thanh Vinh là Phó Giám đốc trung tâm đăng kiểm, là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định và ký giấy chứng nhận ATKT & BVMT xe cơ giới.

Theo điều 24 Nghị định 139, lãnh đạo đơn vị đăng kiểm là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định của đơn vị đăng kiểm và ký giấy chứng nhận kiểm định.

Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phải là đăng kiểm viên xe cơ giới đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ quản lý những lãnh đạo (Giám đốc, các Phó Giám đốc) là đăng kiểm viên, chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định và ký giấy chứng nhận ATKT & BVMT tại các trung tâm đăng kiểm.

Những lãnh đạo khác không phải đăng kiểm viên, không chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định và không ký giấy chứng nhận ATKT & BVMT, Cục Đăng kiểm Việt Nam không có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý.

Trên thực tế, việc Giám đốc trung tâm đăng kiểm tư nhân (xã hội hoá) không phải đăng kiểm viên, không có chuyên môn về đăng kiểm cũng không hiếm bởi đa phần họ là chủ đầu tư.

Ở những trung tâm này, Phó Giám đốc phụ trách mới là đăng kiểm viên và là người chịu trách nhiệm ký giấy chứng nhận ATKT & BVMT phương tiện và tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định.

Liên quan đến những sai phạm của các trung tâm đăng kiểm ở TP. HCM và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bắc Ninh, Cục Đăng kiểm Việt Nam nhìn nhận những hành vi này không những làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, gây mất lòng tin trong nhân dân đối với lĩnh vực kiểm định phương tiện giao thông vận tải mà còn hình thành tâm lý coi thường, xem nhẹ pháp luật, các quy định về bảo đảm ATGT, coi thường sức khoẻ, tính mạng của người tham gia giao thông.

Từ đó, đã có chỉ đạo yêu cầu các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tích cực phối hợp với cơ quan kiểm soát pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; niêm yết công khai số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp, đồng thời kịp thời thông tin về Cục Đăng kiểm để phối hợp giải quyết...

Trung tướng Tô Ân Xô tiết lộ ”sốc” về một giám đốc trung tâm đăng kiểm ở TP HCM

Theo đại diện Bộ Công an, các hành vi vi phạm trong hoạt động đăng kiểm gây dư luận xấu trong xã hội, gây nguy cơ mất an toàn cho người dân khi điều khiển phương tiện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Dương ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN