Vì sao hàng sưa đường Nguyễn Văn Huyên vừa “mặc giáp sắt”, vừa truyền dịch?

Sự kiện: Cây sưa

Hàng cây sưa trên đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội gây sự chú ý với nhiều người dân bởi hàng rào sắt đặc biệt…

Hàng cây sưa trên đường Nguyễn Văn Huyên được "mặc giáp sắt" trong quá trình triển khai dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên và hoàn thiện đường Nguyễn Văn Huyên theo quy hoạch

Hàng cây sưa trên đường Nguyễn Văn Huyên được "mặc giáp sắt" trong quá trình triển khai dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên và hoàn thiện đường Nguyễn Văn Huyên theo quy hoạch

Sáng nay (11/9), trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, thực hiện dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên và hoàn thiện đường Nguyễn Văn Huyên theo quy hoạch (đường Vành đai 2,5), tháng 3/2020, Sở Xây dựng Hà Nội đã bàn giao hơn 100 cây bóng mát trên đường Nguyễn Văn Huyên (trong phạm vi dự án) cho Ban QLDA để thực hiện dịch chuyển vào vị trí hè mới trên đường Nguyễn Văn Huyên. Trong số này có 33 cây sưa.

“Do sưa là loài cây quý hiếm, có nguồn gen đặc biệt và giá trị kinh tế cao cần bảo tồn nên sau khi được cắt tỉa, dịch chuyển vào đúng vị trí thiết kế, hàng sưa này đã được bảo vệ bằng hàng rào sắt. Nhà thầu cũng đã lắp đặt 4 camera và bố trí lực lượng bảo vệ giám sát 24/24h để quá trình bảo vệ, chăm sóc cây đạt hiệu quả cao nhất”, đại diện này nói và cho biết, công tác dịch chuyển cây hoàn thành, nhà thầu cũng đã bố trí người chăm sóc tưới nước đều đặn hàng ngày để cây phát triển tốt.

“Đặc biệt, những ngày gần đây, khi phát hiện cây có biểu hiện khô héo, đơn vị quản lý đã hỗ trợ dinh dưỡng bằng cách truyền dung dịch vào thân cây để giúp cây sinh trưởng”, đại diện này thông tin thêm.

Thời điểm hiện tại, những cây sưa trên đường Nguyễn Văn Huyên vẫn được chăm sóc đều đặn hàng ngày - Ảnh: Phạm Hùng

Thời điểm hiện tại, những cây sưa trên đường Nguyễn Văn Huyên vẫn được chăm sóc đều đặn hàng ngày - Ảnh: Phạm Hùng

Đánh giá về cách chăm sóc hàng cây sưa trên đường Nguyễn Văn Huyên, trao đổi với Báo Giao thông, chuyên gia Lê Huy Cường, Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam cho rằng, với giá trị kinh tế cao, việc “mặc giáp sắt” cho cây sưa hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của cây. Song, về yếu tố thẩm mỹ thì có chút ảnh hưởng bởi sự thiếu đồng bộ trong hình dáng, kích thước của những khung sắt dựng lên dọc tuyến đường.

“Thời gian tới, khi cây ổn định sinh trưởng tốt, khả năng bám trụ vào đất vững chắc, cơ quan quản lý có thể dỡ bỏ áo sắt để bảo đảm mỹ quan đô thị”, chuyên gia Cường nói.

Đồng quan điểm, theo GS.TS Từ Sỹ Sùa, cố vấn cao cấp Trường Đại học GTVT, việc trồng giống cây có giá trị cao như loài sưa trên đường Nguyễn Văn Huyên chưa thực sự phù hợp. “Mục đích của việc trồng cây trên đường phố là tạo không gian xanh và mỹ quan đô thị. Cơ quan chức năng có thể xem xét, lựa chọn một số loại cây phù hợp hơn như: phượng vĩ, sấu,… để việc phủ xanh đường phố được đồng bộ, tránh sự "kệch cỡm" như việc làm hàng rào sắt để bảo vệ cây sưa như hiện nay”, GS. TS Sùa nói.

Nhiều cây sưa 'tiền tỷ' trên đường phố Hà Nội dần chết khô trong bọc sắt

3 trên tổng số 34 cây sưa đỏ quý hiếm được dịch chuyển lùi vào trong so với vị trí ban đầu để phục vụ, thực hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo N.Khánh ([Tên nguồn])
Cây sưa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN