Vì sao EVN cho vay lãi thấp rồi vay ngược lãi cao?

Tại cuộc họp báo Thanh tra Chính phủ quý IV hôm nay (10/1), lãnh đạo EVN đã giải thích chuyện EVN cho Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại vay hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi, sau đó EVN vay ngược trở lại lãi suất cao.

Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri thừa nhận hiện tượng này là có thật và đang diễn ra. Nhưng theo ông Tri, trước đây Nhà máy nhiệt điện Phả Lại hạch toán phụ thuộc Tổng công ty EVN. Vốn vay xây dựng Nhà máy Phả Lại II trước đây là do Chính phủ Việt Nam là từ nguồn vốn ODA (lãi suất dao động từ 1,8 đến 2%) của Chính phủ Nhật Bản trong 30 năm. EVN vay lại từ Bộ Tài chính trong 20 năm.

Khi Chính phủ thực hiện cổ phần hóa, EVN đã đánh giá lại tài sản và chuyển Nhà máy Phả Lại thành công ty cổ phần và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Về pháp lý, EVN cho Nhà máy nhiệt điện Phả Lại vay lại.

Sau đó, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại kinh doanh có lãi lớn, doanh thu tăng vọt. Thời gian trả nợ kéo dài, Nhà máy dư vốn khấu hao, chưa sử dụng hết. Theo quy định, số vốn này được gửi ngân hàng hoặc cho vay lại.

Vì sao EVN cho vay lãi thấp rồi vay ngược lãi cao? - 1

Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri

Cũng theo quy chế tài chính, EVN được quyền huy động tiền nhàn rỗi của các công ty con theo lãi thỏa thuận. Nhưng EVN tính toán, lãi này vẫn rẻ hơn vay các nhân hàng. Công ty mẹ EVN lúc này lại thiếu vốn để đầu tư vào các dự án cấp bách của tập đoàn nên vay của Nhà máy Phả Lại.

"Chính vì thế có chuyện lãi suất của Phả Lại cho vay cao hơn rất nhiều lãi suất trước đó vay của EVN" - Ông Tri cho hay.

Ông Đinh Quang Tri cũng khẳng định, EVN không làm trái quy định khi huy động vốn để sản xuất kinh doanh điện.

Giải thích chuyện giao chỉ tiêu lỗ của EVN, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho rằng, chu trình sản xuất điện của EVN là một chu trình khép kín, các giai đoạn sản xuất, kinh doanh tích hợp nhiều yếu tố khác nhau. Hiện việc bù lỗ cho ngành điện là rất lớn. Cho nên, doanh nghiệp xác định đơn vị này, đơn vị nọ trong năm phải chấp nhận lỗ.

"Chúng tôi cho rằng đó là đặc thù sản xuất, cung ứng của ngành điện." - Ông Khánh nói.

Ông Đinh Quang Tri cũng thừa nhận việc EVN bù lỗ cho các công ty con. Theo ông Tri, EVN giao lỗ vì bản thân EVN năm 2011 đã lỗ. Các công ty con lỗ hơn 3000 tỷ năm 2011.

“Vì vậy chúng tôi buộc giao cho các công ty con cũng phải lỗ. “ - Ông Đinh Quang Tri xác nhận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cảnh Kiên ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN