Vì sao 5 bệnh nhân đã khỏi bệnh tái dương tính với virus SARS-CoV-2?
GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế đã có những lý giải về những trường hợp bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng dương tính trở lại với SARS-CoV-2.
Sáng 25/4, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, có 5 bệnh nhân (BN) tại Việt Nam dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh gồm: BN 36, BN 52, BN 137, BN 149, BN 188.
Hầu hết, các bệnh nhân này đều đã cho kết quả xét nghiệm âm tính 2-3 lần, có người âm tính đến 6 lần nhưng sau đó xét nghiệm lại lại cho kết quả dương tính.
GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế. Ảnh VGP.
Trả lời về vấn đề này trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 25/4, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế cho biết, có mấy vấn đề đặt ra về chuyên môn với những trường hợp người bệnh này.
Thứ nhất, có thể người bệnh chưa khỏi bệnh hoàn toàn, trong quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi.
Thứ 2 là khả năng những người đã khỏi bệnh nhưng trong quá trình đào thải virus nhưng ở dạng bất hoạt-xác virus. Khi làm khuếch đại gen, chúng ta xác định được gen của virus. Trường hợp này, đào thải ra mầm bệnh nhưng mầm bệnh không hoạt động được.
Thứ 3 là, trường hợp người lành mang trùng. Cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta chưa khẳng định được chắc chắn có phải người lành mang trùng không nhưng nó ở dạng như vậy. Điều này có thể xảy ra khi cơ thể con người ta chưa sản xuất đủ kháng thể để có thể khống chế, kiểm soát và tiêu diệt được virus này.
“Chúng tôi đã yêu cầu với các cơ quan, tất cả các trường hợp có xét nghiệm âm sau đó xét nghiệm dương thì giao cho 2 labo (phòng thí nghiệm-PV) tiến hành nuôi cấy virus. Nếu virus đó sống, phát triển thì chứng tỏ cơ thể người đó chưa khỏi bệnh”, Thứ trưởng Long cho hay.
Ngoài ra, thời gian tới ngành y tế sẽ tiến hành lấy mẫu hết tất cả những trường hợp đã điều trị để xét nghiệm kháng thể trung hòa, để xem kháng thể đó có khả năng tiêu diệt được virus hay không.
Công việc này phải làm trong labo an toàn sinh học cấp 3. Hiện Bộ Y tế đã giao cho 2 labo là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh thực hiện hai kỹ thuật này, để từ đó sớm có câu trả lời khoa học.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Ngày 22/4, sau 6 lần xét nghiệm âm tính, bệnh nhân 137 được lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 7, đồng thời được cho xuất...
Nguồn: [Link nguồn]