Vệ tinh VINASAT-2 vào quỹ đạo an toàn

5h49 ngày 16/5, VINASAT-2 được phóng thành công lên quỹ đạo.

Đúng 5h13, vệ tinh viễn thông VINASAT-2 do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư được phóng vào quỹ đạo địa tĩnh ở vị trí 131,8 độ Đông bằng tên lửa Ariane 5 (của Công ty Vận tải hàng không vũ trụ châu Âu Arianespace) từ bãi phóng Kouru (Guyana - Nam Mỹ), nơi đã phóng thành công vệ tinh VINASAT-1 (cũng do VNPT làm chủ đầu tư và khai thác).

Vệ tinh VINASAT-2 vào quỹ đạo an toàn - 1

Tên lửa Ariane-5 (Ảnh: VNPT)

5h30, sau khi phóng, hai tên lửa đẩy đã được tách ra khỏi Ariane-5 để giảm 3/4 khối lượng trong vòng 2 phút bay, tạo điều kiện cho Ariane-5 vượt qua khỏi tầng khí quyển.

5h40, vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản (trọng lượng 4,5 tấn) đặt phía trên VINASAT-2 được tách trước, đặt ở vị trí 124 độ đông.

5h49, VINASAT-2 được phóng thành công lên quỹ đạo.

Vệ tinh VINASAT-2 vào quỹ đạo an toàn - 2

Vệ tinh VINASAT-2 trên bệ phóng (Ảnh: arianespace)

VINASAT-2 được sản xuất trên nền tảng khung A2100 với công nghệ hiện đại, với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku vệ tinh này có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận.

Vệ tinh có tổng đầu tư lên tới 260-280 triệu USD (trong đó VNPT có 20% vốn và số còn lại là vay thương mại). Vệ tinh này có tuổi thọ trung bình 15 năm. Theo tính toán của VNPT, chỉ khoảng 10 năm sau khi đưa vào khai thác, cũng như VINASAT-1, VINASAT-2 sẽ thu hồi vốn.

Vệ tinh VINASAT-2 vào quỹ đạo an toàn - 3

Mô hình VINASAT-2 tại VNPT (Ảnh: Tuổi trẻ)

VINASAT-2 được phóng thành công sẽ củng cố an toàn cho mạng viễn thông quốc gia, tiếp tục đáp ứng nhu cầu sử dụng dung lượng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực. Ngoài ra, sự có mặt của VINASAT-2 cũng khẳng định vị trí chủ quyền của Việt Nam trên quỹ đạo.

Với VINASAT-2, Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu về dung lượng vệ tinh từ nay đến năm 2020.

Cụ thể, VINASAT-2 có dung lượng lớn hơn VINASAT-1 khoảng 20%, khi ổn định trên quỹ đạo sẽ cùng với vệ tinh VINASAT-1 tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro lẫn nhau giữa 2 vệ tinh. Điều này sẽ góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ cho các khách hàng.

Bên cạnh đó, VINASAT -2 được phóng lên vị trí quỹ đạo 131.8 độ Đông, rất gần với vị trí của VINASAT-1 (132 độ Đông) là một thuận lợi lớn trong cung cấp dịch vụ. Bởi các antenna thu phát hướng vệ tinh VINASAT-1 có thể hoạt động với VINASAT-2 mà không cần phải chỉnh hướng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN