Về 'nơi sinh ra' những 'bảo vật quốc gia'

Sự kiện: 24h vạn dặm

Làng nghề đúc đồng Huế nằm ở phường Phường Đúc và một phần phường Thuỷ Xuân (TP Huế) có từ hàng trăm năm, là nơi tạo nên nhiều bảo vật quốc gia như Đại hồng chung chùa Thiên Mụ, Cửu vị thần công, Cửu đỉnh…

Làng nghề đúc đồng nằm ở ven bờ Nam sông Hương thuộc địa bàn phường Phường Đúc và một phần của phường Thủy Xuân (TP. Huế), có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề Đúc thời Chúa Nguyễn, đầu thế kỷ 17.

Làng nghề đúc đồng nằm ở ven bờ Nam sông Hương thuộc địa bàn phường Phường Đúc và một phần của phường Thủy Xuân (TP. Huế), có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề Đúc thời Chúa Nguyễn, đầu thế kỷ 17.

Theo các nghệ nhân, để làm nên một sản phẩm đúc đồng phải trải qua nhiều công đoạn. Bắt đầu từ sú đất, nặn khuôn, giáp khuôn, chèn khuôn, bố khuôn để đưa vào lò. Sau đó là nung khuôn, pha chế hợp kim, nấu chảy đồng rồi ra cơi, rót khuôn, làm nguội, đánh bóng, nhuộm sản phẩm.

Theo các nghệ nhân, để làm nên một sản phẩm đúc đồng phải trải qua nhiều công đoạn. Bắt đầu từ sú đất, nặn khuôn, giáp khuôn, chèn khuôn, bố khuôn để đưa vào lò. Sau đó là nung khuôn, pha chế hợp kim, nấu chảy đồng rồi ra cơi, rót khuôn, làm nguội, đánh bóng, nhuộm sản phẩm.

Mỗi công đoạn đều quan trọng như nhau, không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ mà cần cả sự cần cù, chịu khó của người thợ.

Mỗi công đoạn đều quan trọng như nhau, không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ mà cần cả sự cần cù, chịu khó của người thợ.

Có những sản phẩm làm ra rất kỳ công, để hoàn thiện phải mất hàng tháng trời với hàng chục nhân lực tham gia chế tác.

Có những sản phẩm làm ra rất kỳ công, để hoàn thiện phải mất hàng tháng trời với hàng chục nhân lực tham gia chế tác.

Qua hơn 300 năm hình thành, phát triển với những thăng trầm của lịch sử, đến nay nghề đúc đồng vẫn giữ được thương hiệu và là công việc mang lại thu nhập ổn định cho nhiều người dân.

Qua hơn 300 năm hình thành, phát triển với những thăng trầm của lịch sử, đến nay nghề đúc đồng vẫn giữ được thương hiệu và là công việc mang lại thu nhập ổn định cho nhiều người dân.

Lãnh đạo UBND TP. Huế cho biết, trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống Huế luôn nhận sự quan tâm của các cấp chính quyền. Các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp, hội nghề đúc Huế tại làng nghề đã được hỗ trợ đào tạo nghề, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào gia công sản phẩm đúc. Sản phẩm đúc đồng Huế cũng được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể.

Lãnh đạo UBND TP. Huế cho biết, trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống Huế luôn nhận sự quan tâm của các cấp chính quyền. Các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp, hội nghề đúc Huế tại làng nghề đã được hỗ trợ đào tạo nghề, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào gia công sản phẩm đúc. Sản phẩm đúc đồng Huế cũng được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể.

Theo UBND TP Huế, hiện tại, làng nghề đúc đồng truyền thống Huế có 32 cơ sở sản xuất, trong đó có 1 HTX, 3 công ty, 28 cơ sở. Số lượng lao động thường xuyên theo thống kê năm 2022 khoảng 120 người, doanh thu ước đạt 40 tỷ đồng. Việc giữ gìn, phát triển làng nghề đúc đồng có tuổi đời hàng trăm năm đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, mang lại mức thu nhập bình quân từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Nhiều cơ sở còn có thêm nguồn thu từ việc phục vụ khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm.

Theo UBND TP Huế, hiện tại, làng nghề đúc đồng truyền thống Huế có 32 cơ sở sản xuất, trong đó có 1 HTX, 3 công ty, 28 cơ sở. Số lượng lao động thường xuyên theo thống kê năm 2022 khoảng 120 người, doanh thu ước đạt 40 tỷ đồng. Việc giữ gìn, phát triển làng nghề đúc đồng có tuổi đời hàng trăm năm đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, mang lại mức thu nhập bình quân từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Nhiều cơ sở còn có thêm nguồn thu từ việc phục vụ khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm.

Theo tài liệu lịch sử, nhiều sản phẩm của người thợ đúc đồng phường Phường Đúc khi xưa đã trở thành những kiệt tác di sản trong kho tàng văn hóa vật thể kinh thành Huế như: Vạc đồng ở Đại nội, Đại hồng chung chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh.... (Trong ảnh: Cửu vị thần công đặt trước Ngọ Môn Huế).

Theo tài liệu lịch sử, nhiều sản phẩm của người thợ đúc đồng phường Phường Đúc khi xưa đã trở thành những kiệt tác di sản trong kho tàng văn hóa vật thể kinh thành Huế như: Vạc đồng ở Đại nội, Đại hồng chung chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh.... (Trong ảnh: Cửu vị thần công đặt trước Ngọ Môn Huế).

Cửu đỉnh đặt trước Thế Miếu (Đại nội Huế) cũng là sản phẩm được làm nên từ đôi tay các nghệ nhân ở làng nghề đúc đồng Huế.

Cửu đỉnh đặt trước Thế Miếu (Đại nội Huế) cũng là sản phẩm được làm nên từ đôi tay các nghệ nhân ở làng nghề đúc đồng Huế.

Nguồn: [Link nguồn]

3 hiện vật cổ được Hà Tĩnh đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia có gì đặc biệt?

Với tuổi đời hàng trăm năm, có giá trị lịch sử văn hóa, 3 hiện vật cổ gồm kiệu rước tiến sĩ vinh quy, Sập dạy học ở Trường học Phúc Giang và Ấn triện của Nguyễn Huy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Dũng ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN