Về làng nghề rèn nổi tiếng xem nữ nghệ nhân độc nhất luyện thép, mài dao

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Tại làng rèn dao kéo nổi tiếng bậc nhất miền Bắc, nhiều phụ nữ vẫn hằng ngày giữ lửa lò rèn, luyện thép, sản xuất dao kéo. Trong đó, nữ nghệ nhân đã 59 tuổi vẫn miệt mài làm nghề.

Đa Sỹ là một làng cổ ở phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Làng Đa Sỹ nổi tiếng với nghề rèn truyền thống, hình thành từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, do hai cụ Nguyễn Thuần, Nguyễn Thuật (người gốc Thanh Hóa) truyền dạy cho người dân trong làng.

Nghề rèn dao kéo thủ công truyền thống ở làng Đa Sỹ đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng người dân nơi đây vẫn giữ nghề cha ông để lại. Nghề rèn vốn là công việc nặng nhọc thường chỉ dành cho đàn ông khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở làng Đa Sỹ vẫn có nhiều người phụ nữ đang hằng ngày luyện thép, sản xuất dao kéo.

Nghề rèn dao kéo thủ công truyền thống ở làng Đa Sỹ đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng người dân nơi đây vẫn giữ nghề cha ông để lại. Nghề rèn vốn là công việc nặng nhọc thường chỉ dành cho đàn ông khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở làng Đa Sỹ vẫn có nhiều người phụ nữ đang hằng ngày luyện thép, sản xuất dao kéo.

Một trong những nữ thợ rèn nổi tiếng nhất làng Đa Sỹ là bà Đỗ Thị Tuyến, 59 tuổi. Bà Tuyến sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề rèn ở làng Đa Sỹ. Bà lấy chồng là người trong làng nên vợ chồng bà lấy nghiệp rèn làm kế sinh nhai.

Một trong những nữ thợ rèn nổi tiếng nhất làng Đa Sỹ là bà Đỗ Thị Tuyến, 59 tuổi. Bà Tuyến sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề rèn ở làng Đa Sỹ. Bà lấy chồng là người trong làng nên vợ chồng bà lấy nghiệp rèn làm kế sinh nhai.

Dù đã 59 tuổi nhưng tay bà Tuyến vẫn thoăn thoắt lật nhanh phôi sắt và nung đỏ trong lò theo nhịp đập của búa. Bà chia sẻ: “Công việc này rất nhiều khó khăn, phải yêu nghề mới theo được. Để trở thành một thợ giỏi đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức cùng sự tích lũy kinh nghiệm nhiều năm từ những người đi trước”.

Dù đã 59 tuổi nhưng tay bà Tuyến vẫn thoăn thoắt lật nhanh phôi sắt và nung đỏ trong lò theo nhịp đập của búa. Bà chia sẻ: “Công việc này rất nhiều khó khăn, phải yêu nghề mới theo được. Để trở thành một thợ giỏi đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức cùng sự tích lũy kinh nghiệm nhiều năm từ những người đi trước”.

“Nghề rèn rất độc hại, nếu rèn máy ảnh hưởng đến tai, khí bụi ảnh hưởng đến phổi, các vẩy bắn ra thì gây bỏng và để lại sẹo. Hằng ngày chúng tôi làm gần lò than nóng quen, chứ người bình thường ngồi một lúc không chịu được cái nóng hàng nghìn độ C đâu. Trước khi làm, tôi phải nhét bông vào tai, đeo găng tay và trùm kín mặt”, bà Tuyến chia sẻ.

“Nghề rèn rất độc hại, nếu rèn máy ảnh hưởng đến tai, khí bụi ảnh hưởng đến phổi, các vẩy bắn ra thì gây bỏng và để lại sẹo. Hằng ngày chúng tôi làm gần lò than nóng quen, chứ người bình thường ngồi một lúc không chịu được cái nóng hàng nghìn độ C đâu. Trước khi làm, tôi phải nhét bông vào tai, đeo găng tay và trùm kín mặt”, bà Tuyến chia sẻ.

Nữ nghệ nhân cho biết, để làm ra một sản phẩm dao kéo đạt độ tinh xảo, bền bỉ, mọi công đoạn đều phải tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ có tay nghề cao. Nếu nung phôi dao quá lửa thì dao dễ bị mẻ, giòn vỡ. Dùng búa tay hay búa máy cũng phải làm rèn ngay khi phôi dao còn nóng đỏ. Sau đó mới đem đi cắt định hình con dao.

Nữ nghệ nhân cho biết, để làm ra một sản phẩm dao kéo đạt độ tinh xảo, bền bỉ, mọi công đoạn đều phải tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ có tay nghề cao. Nếu nung phôi dao quá lửa thì dao dễ bị mẻ, giòn vỡ. Dùng búa tay hay búa máy cũng phải làm rèn ngay khi phôi dao còn nóng đỏ. Sau đó mới đem đi cắt định hình con dao.

Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ cho biết, hiện nay, cả làng có hơn 1.000 hộ đang theo nghề rèn, tất cả các lò đều có phụ nữ làm hết. Năm 2018, cả làng có 12 người được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong danh hiệu nghệ nhân, trong đó 11 nam và 1 nữ. Người phụ nữ đầu tiên và duy nhất của làng được phong danh hiệu nghệ nhân chính là bà Đỗ Thị Tuyến.

Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ cho biết, hiện nay, cả làng có hơn 1.000 hộ đang theo nghề rèn, tất cả các lò đều có phụ nữ làm hết. Năm 2018, cả làng có 12 người được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong danh hiệu nghệ nhân, trong đó 11 nam và 1 nữ. Người phụ nữ đầu tiên và duy nhất của làng được phong danh hiệu nghệ nhân chính là bà Đỗ Thị Tuyến.

"Để được trao bằng nghệ nhân, tôi đã phải trải qua rất nhiều gian khổ, nhiều khi bị sắt, than bắt vào người, vào mặt. Năm 2020, tôi bị tai nạn ở chân, phải nằm viện suốt hai tháng. Những ngày nằm viện, nhớ tiếng búa, tiếng đe vô cùng nên khi ra viện tôi lao vào xưởng làm luôn”, bà Tuyến cho hay.

"Để được trao bằng nghệ nhân, tôi đã phải trải qua rất nhiều gian khổ, nhiều khi bị sắt, than bắt vào người, vào mặt. Năm 2020, tôi bị tai nạn ở chân, phải nằm viện suốt hai tháng. Những ngày nằm viện, nhớ tiếng búa, tiếng đe vô cùng nên khi ra viện tôi lao vào xưởng làm luôn”, bà Tuyến cho hay.

Theo bà Tuyến, mỗi lò rèn ở đây đều có một nam, một nữ, đa số họ là vợ chồng.

Theo bà Tuyến, mỗi lò rèn ở đây đều có một nam, một nữ, đa số họ là vợ chồng.

Máy móc hỏng đơn giản bà Tuyến tự sửa, đôi bàn tay bà lúc cũng dính dầu nhớt, bụi bẩn…

Máy móc hỏng đơn giản bà Tuyến tự sửa, đôi bàn tay bà lúc cũng dính dầu nhớt, bụi bẩn…

Dù vất vả nhưng bà tìm thấy niềm vui trong công việc vốn nặng nhọc này.

Dù vất vả nhưng bà tìm thấy niềm vui trong công việc vốn nặng nhọc này.

Nghệ nhân Hoàng Văn Cung (64 tuổi) và vợ là bà Hoàng Thị Hà miệt mài với công việc rèn thủ công bên lò than nóng rực. “Tôi là người làng nghề khác về làm dâu ở làng rèn này. Tôi phụ việc cho chồng từ công việc đơn giản đến công việc nặng nhọc như quai búa. Tuy vất vả nhưng mình tự nguyện gắn bó với đe, búa, lò lửa nên mọi sự vất vả cũng cảm thấy bình thường”, bà Hà nói.

Nghệ nhân Hoàng Văn Cung (64 tuổi) và vợ là bà Hoàng Thị Hà miệt mài với công việc rèn thủ công bên lò than nóng rực. “Tôi là người làng nghề khác về làm dâu ở làng rèn này. Tôi phụ việc cho chồng từ công việc đơn giản đến công việc nặng nhọc như quai búa. Tuy vất vả nhưng mình tự nguyện gắn bó với đe, búa, lò lửa nên mọi sự vất vả cũng cảm thấy bình thường”, bà Hà nói.

Ông Cung cũng chia sẻ, hai vợ chồng đồng cam cộng khổ để giữ lửa nghề cũng là để mưu sinh, nuôi các con ăn học. "Gia đình tôi có 3 thế hệ làm nghề, đến nay vẫn giữ được độ tinh xảo, độ bền của sản phẩm làm thủ công", ông nói.

Ông Cung cũng chia sẻ, hai vợ chồng đồng cam cộng khổ để giữ lửa nghề cũng là để mưu sinh, nuôi các con ăn học. "Gia đình tôi có 3 thế hệ làm nghề, đến nay vẫn giữ được độ tinh xảo, độ bền của sản phẩm làm thủ công", ông nói.

Chị Vũ Thị Trang vừa mài dao, cho biết, chị làm nghề này được 20 năm, dù có sự hỗ trợ của máy móc nhưng công đoạn mài dao vẫn tốn nhiều công sức. Phụ nữ làm dao vất vả, nặng nhọc hơn so với cánh đàn ông trong làng.

Chị Vũ Thị Trang vừa mài dao, cho biết, chị làm nghề này được 20 năm, dù có sự hỗ trợ của máy móc nhưng công đoạn mài dao vẫn tốn nhiều công sức. Phụ nữ làm dao vất vả, nặng nhọc hơn so với cánh đàn ông trong làng.

Sau nhiều năm làm nghề, đến nay, chị Trang có thể làm mọi công đoạn từ nung phôi, rèn dao đến đóng cán... một cách thuần thục mà không cần đến sự hỗ trợ của chồng.

Sau nhiều năm làm nghề, đến nay, chị Trang có thể làm mọi công đoạn từ nung phôi, rèn dao đến đóng cán... một cách thuần thục mà không cần đến sự hỗ trợ của chồng.

“Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ từng li từng tí, từ tạo dáng, kỹ thuật chông dày lưỡi mỏng, đến khâu mài dao. Không những thế công việc này rất nguy hiểm, chỉ có yêu nghề và có sức khỏe tốt mới có thể sống bằng nghề này”, chị Trịnh Thị Bạch Yến chia sẻ.

“Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ từng li từng tí, từ tạo dáng, kỹ thuật chông dày lưỡi mỏng, đến khâu mài dao. Không những thế công việc này rất nguy hiểm, chỉ có yêu nghề và có sức khỏe tốt mới có thể sống bằng nghề này”, chị Trịnh Thị Bạch Yến chia sẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN