Vẻ đẹp vượt thời gian của những công trình biểu tượng Hà Nội
Ѕau rất nhiều năm, Nhà Hát Lớn, tháp nước Hàng Đậu, Ô Quan Chưởng và nhiều công trình khác ở Thủ đô vẫn giữ nguyên nét cổ xưa. Những công trình cổ kính này khiến người ta nhớ về Hà Nội xưa: mộc mạc mà tinh tế.
1. Cầu Thê Húc
Năm 1865 dưới triều Tự Đức, đại thần Nguyễn Văn Siêu cho xây cầu nối bờ với đền Ngọc Sơn và đặt tên nó là Thê Húc, nghĩa là "giọt ánh sáng đậu lại" hay "Ngưng tụ hào quang". Cầu gồm 15 nhịp, 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng, cầu đã trải qua hai lần tái thiết kế từ khi hoàn tất.
2. Ô Quan Chưởng
Còn gọi là ô Đông Hà, cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long. Công trình được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1804) được xây dựng lại và giữ nguyên đến nay. Đây là cửa ô duy nhất còn sót lại của thành Thăng Long cũ.
3. Tháp Hòa Phong
Tháp nằm ở bờ đông nam Hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng, là một di tích cổ còn sót lại của chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn xây năm 1842 ở Hà Nội. Năm 1888, Pháp đã phá hủy chùa Báo Ân để lấy đất xây bưu điện Hà Nội. Vị trí ngôi chùa cửa trước nhìn ra bờ hồ, phía sau giáp bờ sông Hồng, ngang dọc có 36 nóc nhà nhưng chỉ còn Tháp Hòa Phong phía sau chùa là còn giữ lại. Tháp cao 3 tầng, tầng 1 có 4 cửa nên còn gọi là "tứ môn tháp", một kiến trúc thường thấy trong các công trình Phật giáo.
4. Khách sạn Sofitel Metropole
Khách sạn mang phong cách kiến trúc cổ kính của thời Pháp thuộc, nằm ngay trung tâm Hà Nội gần Hồ Hoàn Kiếm và Nhà hát Lớn. Khách sạn được xây dựng năm 1901 bởi 2 nhà đầu tư người Pháp. Từ khi hoạt động đến nay, Sofitel Metropole Hà Nội luôn được coi là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nhân và khách du lịch. Đây là khách sạn 5 sao đầu tiên ở Hà Nội, lịch sử hoạt động gắn với tên tuổi của rất nhiều nhân vật nổi tiếng và các nhà chính khách quốc tế từng nghỉ tại đây.
5. Tháp nước Hàng Đậu
Tháp nước Hàng Đậu (bốt Hàng Đậu) được xây dựng từ năm 1894 bằng đá từ phế liệu phá thành Hà Nội. Tháp trông như một pháo đài gồm ba tầng, hình trụ tròn đường kính 19m, cao 25m, mái tôn hình chóp nón, xung quanh có những cửa sổ nhỏ như lỗ châu mai. Trong tháp, những bức tường đá được xây cách đều như nan hoa của chiếc bánh xe, có cửa thông để đi vòng quanh. Tháp nước này bị bỏ không từ năm 1954 và trở thành điểm tham quan cho du khách khi đến Hà Nội.
6. Nhà hát Lớn Hà Nội
Đây là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.
7. Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội, hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội, là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Với kiến trúc giàu tính thẩm mỹ, Cột cờ Hà Nội được coi là một trong những biểu tượng tôn nghiêm và có giá trị lịch sử của Thủ đô Anh hùng.
8. Tháp Bút
Tháp Bút ở Hồ Gươm là một ngọn tháp bằng đá cao năm tầng, được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu, nằm ở phía ngoài lối vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn. Tháp dựng trên một cái gò do đá hộc xếp thành, gò này tượng trưng cho 1 ngọn núi có tên là Độc Tôn. Tháp dạng vuông, gồm 5 tầng, đường kính 12m, cao 28m. Đỉnh tháp có hình dạng một ngòi bút dựng ngược, do đó được gọi là Tháp Bút.
9. Tháp Rùa
Tháp Rùa là một ngọn tháp nhỏ nằm trên gò đảo giữa Hồ Gươm, lui về phía nam hồ.
10. Nhà Thờ Lớn
Nhà Thờ Lớn được xây dựng vào năm 1884 và khánh thành đúng ngay dịp Lễ Giáng Sinh năm 1887. Đây là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội. Trải qua bao năm tháng, Nhà thờ Lớn Hà Nội được ví như "nhân chứng" xuyên 3 thế kỷ, chứng kiến sự “thay da đổi thịt” từng ngày của Thủ đô.
11. Bốt Hàng Trống
Bốt Hàng Trống (Trung tâm chỉ huy của cảnh sát Pháp ở Hà Nội xưa), nay là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm.
12. Tràng Tiền Plaza
Tràng Tiền Plaza, trước đây nơi này đặt hãng buôn tạp hóa lớn nhất Hà Nội là “Liên hợp thương mại Đông Dương” (L’Union commereiale indochinoise). Người dân quen gọi là “hiệu Gô-đa", sau thành Bách hóa Tổng hợp Hà Nội. Ngày nay, Tràng Tiền Plaza trở thành một trung tâm mua sắm lớn ở Thủ đô.
43 năm sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Sài Gòn - TP.HCM đã có những bước phát triển thần tốc, khoác lên...
Nguồn: [Link nguồn]